Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật có giúp bạn cao hơn không?

Phẫu thuật có thể giúp sửa chữa tật 2 chân có độ dài không bằng nhau hoặc giúp tăng chiều cao. Vì việc phẫu thuật cần có thời gian và cần điều chỉnh thường xuyên, nên không có nhiều người muốn tiến hành phẫu thuật này.

Mặc dù bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân ở tất cả các độ tuổi, nhưng thông thường, phẫu thuật này sẽ được tiến hành ở những người trẻ tuổi.

Phẫu thuật giúp tăng chiều cao như thế nào?

Phẫu thuật để tăng chiều cao sẽ bao gồm các cách tiếp cận dưới dạng phẫu thuật để kích thích sự phát triển của xương ở chân. Cách tiếp cận này thường phải tiến hành nhiều loại phẫu thuật để kéo dài không chỉ là xương chân mà còn là cả các gân ở chân.

Phẫu thuật kéo dài chân dùng để điều trị tình trạng gì?

Phẫu thuật kéo dài chân thường được tiến hành để sửa chữa các tình trạng chân phát triển không bằng nhau. Ví dụ, nếu một người có một chân ngắn hơn một cách rõ ràng với chân còn lại (có thể do chấn thương hoặc bẩm sinh) thì có thể tiến hành phẫu thuật kéo dài chân.

Bác sĩ thường sẽ không khuyến nghị phẫu thuật này trừ khi chiều dài 2 chân khác nhau ít nhất là 2cm. Các trường hợp khác, bác sĩ sẽ khuyến nghị các biện pháp điều trị khác, ví dụ như đi giày để điều chỉnh sự khác biệt chiều dài giữa 2 chân.

Tuy nhiên, người bệnh sẽ không nhận thấy sự khác biệt cho đến khi sự khác biệt về độ dài giữa 2 chân là ít nhất 4cm, theo tạp chí Journal of Orthopaedics and Traumatology. Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến khác biệt về chiều dài 2 chân bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
  • Bại não
  • Có tiền sử gãy xương hoặc chấn thương vùng cẳng chân ảnh hưởng đến sự phát triển
  • Tiền sử bị bại liệt
  • Tiền sử bị ngắn cơ hoặc co cơ
  • Bệnh Legg-Perthes, một bệnh ảnh hưởng đến hông.

Phẫu thuật kéo dài chân thường phổ biến ở người trẻ từ 18-25 tuổi, gần giai đoạn xương ngừng phát triển. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, phẫu thuật này có thể được tiến hành ở những người lớn tuổi hơn.

Bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật kéo dài chân cho cả 2 chân nếu trong trường hợp người bệnh bị lùn, đặc biệt là do chứng loạn sản sụn, một dạng bệnh di truyền khiến một chân có thể hơi xoay ra ngoài.

Mặc dù phẫu thuật kéo dài chân có thể sửa chữa được các vấn đề về thẩm mĩ, nhưng việc có chân không bằng nhau có thể sẽ dẫn đến các phản ứng phụ, ví dụ như chứng cong vẹo cột sống hoặc sai khớp hông.

 

Nguy cơ của phẫu thuật kéo dài chân

Vì phẫu thuật kéo dài chân là một phẫu thuật xâm lấn, nên sẽ đi kèm một số nguy cơ. Bao gồm các nguy cơ do phản ứng với thuốc gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, đặc biệt là tại các vị trí đóng đinh.

Một nghiên cứu về phẫu thuật kéo dài chân và kết quả cho thấy 100% số người đã tiến hành phẫu thuật kéo dài chân sẽ gặp một vài dạng biến chứng nào đó, nhưng đa phần đều là những biến chứng nhỏ, không nghiêm trọng.

Cũng có những nguy cơ do việc phẫu thuật không hiệu quả do xương không lành đúng cách. Một số bệnh nhân sẽ lành thương và xương sẽ không thẳng.

Phản ứng phụ của phẫu thuật kéo dài chân?

Các ảnh hưởng lâu dài của phẫu thuật kéo dài chân bao gồm:

  • Cứng khớp
  • Đau da
  • Căng tức các mô mềm
  • Tăng nguy cơ nứt, gãy xương

Phẫu thuật diễn ra như thế nào?

Có 2 cách tiếp cận phẫu thuật kéo dài chân: bằng việc đóng đinh và đeo nẹp ngoài chân, hoặc bằng việc đóng đinh nội tuỷ vào xương. Đinh nội tuỷ có thể dài ra theo thời gian để hỗ trợ sự phát triển và dài ra của xương.

Cả 2 phương pháp này đều sẽ cần gây mê toàn thân. Các bước cơ bản sẽ bao gồm:

  • Cắt xương ở những khu vực quan trọng
  • Đóng đinh kim loại và vít vào xương
  • Gắn các dụng cụ cố định bên ngoài các chốt, giúp kéo vùng xương bị cắt ra xa nhau để khuyến khích sự phát triển xương mới.

Sau khi đã đạt được kết quả mong muống, đinh và vít sẽ được loại bỏ. Độ dài tối đa có thể kéo sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thường sẽ chỉ kéo dài được tối đa 7 cm.

Sau phẫu thuật

Bác sĩ sẽ hướng dẫn về mức độ hoạt động sau phẫu thuật. Bạn có thể sẽ phải nằm viện vài ngày sau phẫu thuật để theo dõi và tiến hành vật lý trị liệu. Đa số người bệnh sẽ phải hạn chế vận động, chỉ thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng và sẽ phải dùng nạng để đi lại. Bác sĩ cũng có thể sẽ kê vitamin D và canxi bổ sung để kích thích xương phát triển.

Khi vết thương đã lành hơn, bác sĩ có thể gia tăng mức độ vận động và sẽ có thể cho phép bạn có các hoạt động chịu lực nặng hơn. Để cải thiện vận động cũng có thể tiến hành vật lý trị liệu.

Tiên lượng

Với đa số mọi người, sẽ mất khoảng 1 năm để có thể tháo bỏ hoàn toàn đinh và vít. Thời gian có thể sẽ khác biệt tuỳ thuộc vào quá trình phẫu thuật và đáp ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật này có thể lên đến 95%. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng thực phẩm chức năng để tăng trưởng chiều cao: nên hay không?

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

Xem thêm