Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Viện Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân là một phụ nữ 64 tuổi, sống tại Đăk-Lăk. Triệu chứng duy nhất bà gặp phải là những cơn đau đầu kéo dài.
Đi khám ở một vài cơ sở y tế ở địa phương, bà được cho là bị thiếu máu não, rối loạn giấc ngủ, stress.... Sau đó, bà tự mua thuốc giảm đau uống tại nhà nhưng không khỏi.
Hai tháng sau, những cơn đau nhiều hơn kèm với buồn nôn, nôn ói, bà yếu nhẹ nửa người bên phải. Khi đó, người bệnh quyết định lên TP.HCM thăm khám.
Tại một bệnh viện lớn của TP.HCM, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não phát hiện bà có tổn thương nhu mô não vùng trán trái, kích thước 43x33x35mm, phù nề não xung quanh, đè ép não thất bên bên trái.
Kết quả MRI não cho thấy tổn thương ở mũi tên màu đỏ.
(Ảnh: BSCC)
Bác sĩ tiếp tục xét nghiệm tầm soát các cơ quan khác, không có tổn thương bất thường. Kết quả sinh thiết, hóa mô miễn dịch cho thấy, bệnh nhân bị u lympho não không Hodgkin.
Người bệnh sau đó được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 tiếp tục điều trị. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn giữa khoa ngoại thần kinh, hóa trị, xạ trị, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, thống nhất chẩn đoán xác định bà bị u lympho não nguyên phát.
“U lympho tại não là căn bệnh hiếm gặp”, bác sĩ Dũng cho hay. Người bệnh được chỉ định điều trị toàn thân, kết hợp hóa chất với thuốc nhắm đích.
Sau khi thực hiện đủ 5 chu kỳ điều trị toàn thân, bác sĩ nhận định người bệnh đáp ứng tốt. Bệnh nhân được hội chẩn lần 2, được chỉ định xạ trị toàn não 1 tháng. Kết thúc xạ trị, bệnh nhân cải thiện rõ rệt, không còn đau đầu, không yếu tay chân, không buồn nôn và nôn.
Theo bác sĩ Dũng, kết quả sau 24 tháng điều trị cho thấy có hiệu quả tốt về lâm sàng và hình ảnh học, bướu đáp ứng hoàn toàn, tác dụng phụ nhẹ không ảnh hưởng đến chất lượng sống. Sau xuất viện, người bệnh được sử dụng thuốc bổ trợ thêm như chống động kinh, vitamin nâng đỡ thể trạng…
Được biết, loại thuốc nhắm trúng đích dùng trong trường hợp này (Rituximab) được Bảo hiểm y tế chi trả. Nhờ vậy, giảm được gánh nặng tiền bạc cho người bệnh.
Bác sĩ Dũng cho hay, u lympho hệ thần kinh trung ương nguyên phát là khối u hiếm gặp, chiếm 0,7-0,9% tổng số u lympho và chỉ 0,3-1,5% các khối u trong sọ. Về cơ bản, bệnh thường khu trú tại vị trí nguyên phát, ít có tình trạng di căn sang vị trí khác của não, thường di căn theo đường đi của dịch não tủy. Ở người phụ nữ 64 tuổi này, chọc dò dịch não tủy không thấy có tế bào ác tính, nhưng vẫn có chỉ định điều trị bằng tiêm kênh tủy.
U lympho hệ thần kinh trung ương nguy hiểm hơn các dạng u lympho khác, tỷ lệ sống sau 5 năm là 30%. Ở những người đã suy giảm miễn dịch, ung thư thường tái phát nên tỷ lệ sống thấp hơn.
Nếu không điều trị, thời gian sống sót trung bình sau khi chẩn đoán là 1,5 tháng. Còn nếu điều trị, người bệnh có thể sống lâu hơn hoặc thậm chí hồi phục. Nhìn chung, việc điều trị sẽ giúp kéo dài thời gian cuộc sống ở 15–20% những người mắc bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm loại bỏ độc tố khỏi máu.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.