Sảy thai là tình trạng mất thai sớm trước 20 tuần của thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên. Thật không may, từ 10 đến 15% các trường hợp mang thai sẽ bị sảy thai. Tuy nhiên, càng về cuối thai kỳ, nguy cơ sảy thai của bạn càng thấp.
Đọc để tìm hiểu về nguyên nhân gây sảy thai và nguy cơ sảy thai trong thai kỳ.
Nguyên nhân
Sảy thai là tình trạng rất phổ biến. Phụ nữ có ý nghĩ rằng khi họ bị sảy thai một lần thì họ có thể bị sảy thai lần nữa. Tuy nhiên, khả năng sảy thai tái phát (ít nhất là 2 hoặc 3 lần) rất thấp, chỉ xảy ra ở khoảng 1% phụ nữ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những trường hợp sảy thai trong quá khứ có nguy cơ sảy thai tiếp cao hơn. Ngược lại, mang thai thành công ở lần mang thai trước sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai trong thai kỳ hiện tại.
Tuy nhiên, một số yếu tố cần được tính đến trong những trường hợp này trong đó có tuổi mẹ và các vấn đề sức khỏe khác. Hầu hết các bác sĩ sẽ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân sau khi bạn bị sảy hai đến ba lần. Bác sĩ sẽ tiến hành xem xét bệnh sử một cách chi tiết và thực hiện các xét nghiệm nhất định.
Dưới đây là năm nguyên nhân sảy thai phổ biến nhất:
Do di truyền
Khi tinh trùng và trứng gặp nhau sẽ kết hợp tạo ra phôi thai. Sau đó, phôi thai bắt đầu phân chia để bắt đầu hình thành vật liệu di truyền.
Mỗi người trong chúng ta được có tổng số 46 nhiễm sắc thể trong đó 23 NST từ cha và 23 NST từ mẹ. Nếu có sự cố xảy ra khi các tế bào đang phân chia, một nhiễm sắc thể có thể bị thiếu hoặc lặp lại.
Khoảng 50% các trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu là do bất thường nhiễm sắc thể. Tỷ lệ này gia tăng ở những phụ nữ nhiều tuổi, hoặc trên 35 tuổi khi mang thai.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng tử cung hoặc cổ tử cung có thể gây nguy hiểm cho em bé đang phát triển và dẫn đến sảy thai. Các nhiễm trùng khác có thể lây truyền qua nhau thai cũng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ đang phát triển và có thể dẫn đến sảy thai
Một số trong những bệnh nhiễm trùng này bao gồm:
Nguyên nhân này liên quan đến các khuyết tật của tử cung. Nếu tử cung của phụ nữ không phát triển bình thường có thể khiến việc mang thai khỏe mạnh trở nên khó khăn.
Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là tình trạng khiến cơ thể bạn hình thành nhiều cục máu đông hơn bình thường. Các tình trạng thường gây ra rối loạn đông máu gồm sử dụng thuốc chống đông máu, lupus và hội chứng antiphospholipid.
Trong trường hợp mang thai, cục máu đông có thể hình thành trong nhau thai. Điều này ngăn cản dinh dưỡng và oxy đến thai nhi và ngăn việc vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể.
Tỷ lệ sảy thai
Ba tháng đầu của thai kỳ được tính từ tuần 0 đến 13. Khoảng 80% trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng đầu. Theo thống kê tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng giữa chỉ từ 1 đến 5%.
Tuần 0 đến tuần 6
Những tuần đầu này đánh dấu nguy cơ sảy thai cao nhất. Một người phụ nữ có thể bị sảy thai trong một hoặc hai tuần đầu tiên mà không nhận ra mình có thai.
Tuổi tác đóng một vai trò trong yếu tố nguy cơ sảy thai. Một nghiên cứu chỉ ra rằng so với phụ nữ dưới 35 tuổi thì:
Tuần 6 đến 12
Khi mang thai đến tuần thứ 6 và đã bắt đầu có tim thai, nguy cơ sảy thai giảm xuống 10%. Theo một nghiên cứu năm 2008, nguy cơ sảy thai giảm nhanh ở những tuổi thai tiếp theo. Tuy nhiên, điều này không được nghiên cứu cụ thể ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác.
Tuần 13 đến 20
Đến tuần thứ 12, nguy cơ sảy thai có thể giảm xuống còn 5%. Nhưng hãy nhớ rằng nguy cơ sảy thai không thực sự giảm xuống dưới mức đó vì vẫn còn các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai là chảy máu và đau bụng, xương chậu hoặc thắt lưng.
Một số phụ nữ có thể chảy máu nhẹ khi mang thai. Nếu chỉ chảy máu vài giọt hoặc ít và máu có màu nâu hoặc đỏ sẫm thì điều này không hẳn là một điều tồi tệ. Nhưng hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn thấy máu đỏ tươi, đặc biệt là với số lượng lớn.
Đau bụng cũng có thể xảy ra trong thai kỳ bình thường. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc xảy ra nhiều hơn ở một bên của khung chậu, bạn nên gọi bác sĩ.
Phòng ngừa
Phần lớn các trường hợp sảy thai là do bất thường về di truyền hoặc các yếu tố sức khỏe khác nằm ngoài tầm kiểm soát. Vì lý do đó, không có nhiều điều bạn có thể làm để phòng ngừa
Điều tốt nhất bạn có thể làm là giữ sức khỏe trước khi cố gắng thụ thai và trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số lời khuyên để giữ sức khỏe khi mang thai:
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mang thai bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về nhiễm sắc thể, bạn có thể làm xét nghiệm di truyền trước khi cố gắng thụ thai. Một hoặc cả hai vợ chồng sẽ cần được lấy máu, sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để đánh giá các rối loạn di truyền. Xét nghiệm này được thực hiện khi họ có tiền sử bản thân gia đình trước đó.
Sảy thai có thể gây đau đớn về thể xác và tinh thần. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là đó không phải lỗi của bạn. Nói chuyện và chia sẻ với bạn bè và gia đình và nhờ sự giúp đỡ khi bạn cần.
Bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên về nhóm hỗ trợ hoặc các biện pháp trị liệu cho bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lưu ý hữu ích về mang thai sau khi sảy thai
Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.
Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...
Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...
Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.
Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.
Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.