Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý hữu ích về mang thai sau khi sảy thai

Sảy thai là trải nghiệm có thể khiến bạn kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần. Thông thường, quá trình hồi phục về thể chất sau khi sảy thai chỉ cần một vài tuần, nhưng để trở về trạng thái tinh thần bình thường sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Nếu bạn, vì một lý do gì đó, đã đánh mất đứa con của mình, thì chắc chắn bạn sẽ cần một thời gian khá lâu để có thể hồi phục hoàn toàn – và đó là một điều hết sức tự nhiên.

Tuy nhiên, có một sự thật quan trọng khác bạn cũng cần biết và yên tâm rằng, sảy thai không phải là việc kết thúc quá trình sinh nở. Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai và có một thai kỳ an toàn sau khi phá thai hoặc bị sảy thai.

Nếu bạn đang lên kế hoạch để mang thai sau khi vừa bị sảy thai, thì có rất nhiều điều bạn nên biết.

Đánh giá mức độ sảy thai

Mặc dù một số phụ nữ chỉ bị sảy thai một lần duy nhất, nhưng có một số ít phụ nữ khác sẽ phải trải qua tình trạng này nhiều hơn một lần. Trong một số trường hợp, sảy thai còn xảy ra trước cả khi họ biết mình mang thai. Thông thường, các ca sảy thai thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

Do vậy, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng nên tự đánh giá lại sức khỏe của bản thân xem mình đã sẵn sàng mang thai hay chưa, để tránh nguy cơ bị sảy thai thêm lần nữa.

Sẵn sàng cho việc mang thai sau khi sảy thai

Hãy tự lượng giá xem liệu bạn đã sẵn sàng để thụ thai trở lại hay chưa bằng những cách dưới đây và hãy nhớ làm việc này cùng với chồng mình:

  • Hãy xem bạn đã ổn định về tâm lý cho việc mang thai trở lại chưa? Nếu bạn vẫn còn mặc cảm có lỗi, lo âu hay băn khoăn về thiên chức làm mẹ của mình thì có nghĩa bạn vẫn chưa sẵn sàng đâu nhé. 
  • Hỏi ý kiến bác sỹ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn đã đủ để mang thai và sinh nở tiếp theo chưa. Bác sỹ sẽ khám sức khỏe, cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết phải làm.
  • Hãy trao đổi với bác sỹ về thời điểm thụ thai tốt nhất và những việc cả hai bạn cần phải làm để sãn sàng cho thời điểm tốt nhất đó

Lưu ý rằng, chỉ khi cả hai bạn đã sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần để thụ thai trở lại, thì bạn mới lập kế hoạch cho việc mang thai tiếp theo.

Các xét nghiệm cần làm trước khi lên kế hoạch mang thai

Nếu bạn đã sẵn sàng về mặt tinh thần, bác sỹ thường sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn để xem xem bạn đã sẵn sàng để mang thai thêm lần nữa hay chưa. Có rất nhiều xét nghiệm kiệm tra cần được tiến hành để khẳng định chắc chắn về khả năng mang thai trở lại và liệu cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai hay chưa.

Tùy thuộc và tình trạng sức khỏe từng người, bác sỹ có thể sẽ chỉ định các xét nghiệm kiểm tra dưới đây:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường có thể phát hiện được các vấn đề tiềm ẩn về hormone hoặc hệ miễn dịch. Dựa theo tiền sử sảy thai của bạn, bác sỹ có thể sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm máu.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể

Một trong số những yếu tố tiềm ẩn gây ra tình trạng sảy thai nhiều lần là do nhiễm sắc thể.  Bạn và chồng có thể sẽ được chỉ định các xét nghiệm để phân tích bất cứ bất thường nào về nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn.

Siêu âm

Siêu âm thường được tiến hành để kiểm tra tình trạng tử cung và cổ tử cung của bạn. Tùy từng trường hợp màcụ thể mà siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo được thực hiện. Thông thường, bác sỹ sẽ kiểm tra toàn diện bên trong tử cung của bạn trước khi quyết định rằng bạn đã sẵn sàng để có thai.

Nội soi buồng tử cung

Đây là quá trình mà một thấu kính nhỏ gọi là ống nội soi sẽ được đưa vào cơ thể thông qua âm đạo - cổ tử cung để đi vào tử cung. Bác sỹ sẽ mở rộng buồng tử cung của bạn bằng việc bơm nước muối sinh lý vào để xem xét niêm mạc tử cung và các ống dẫn trứng. Thủ thuật này thường được tiến hành để xem xét tình trạng của các ống dẫn trứng và của tử cung.

Chụp cản quang tử cung vòi trứng (Hysterosalpingography)

Đây là thủ thuật mà chất cản quang sẽ được đưa vào cơ thể để làm nổi bật buồng tử cung cũng như ống dẫn trứng trong quá trình chụp sử dụng tia X. Thủ thuật này chỉ được thực hiện nếu bác sỹ sản phụ khoa muốn xem xét kỹ lưỡng hơn tử cung của bạn để xác định khả năng mang thai trong tương lai.

Siêu âm bơm nước buồng tử cung (Sonohysterogram)

Nước sẽ được bơm vào tử cung của bạn thông qua âm đạo và cổ tử cung. Sau đó bác sỹ sẽ kiểm tra niêm mạc tử cung thông qua việc siêu âm.

Thời điểm tốt nhất để mang thai trở lại sau khi sảy thai

Sau khi sảy thai, nếu tử cung của bạn đã trở lại hoạt động bình thường thì bạn hoàn toàn có thể mang thai được. Tuy nhiên, trạng thái tinh thần của bạn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định bạn đã sẵn sàng để mang thai hay chưa.

Chưa có một định nghĩa nào về thời gian lý tưởng để mang thai trở lại sau sảy thai cả. Đa số các chuyên gia đều khuyến nghị rằng nên đợi ít nhất khoảng 6 tháng trước khi mang thai trở lại. Thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn và đặc biệt là số lần sảy thai trước đó của bạn.

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp mang thai giả (là khi nhau thai phát triển thành một khối u nang bất thường, thay vì phát triển thành bào thai) thì việc sảy thai là không thể tránh được. Và hầu hết các trường hợp này sẽ được khuyên nên chờ đợi nhiều hơn 6 tháng để lên kế hoạch mang thai thêm lần nữa.

Đảm bảo sức khỏe để mang thai sau khi sảy thai

Khi bạn lên kế hoạch mang thai thêm lần nữa sau khi vừa sảy thai, thì việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lối sống lành mạnh sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chế độ dinh dưỡng và lối sống cũng có thể có tác động tích cực về lâu dài, vì sẽ đảm bảo cho bạn có thể có một em bé khỏe mạnh mà không gặp phải các biến chứng. Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là ưu tiên hàng đầu cả trước và trong khi thụ thai.

Dưới đây là những gì được các bác sỹ khuyến nghị nếu bạn đang cân nhắc việc mang thai trở lại.

Bổ sung axit folic

Bạn cần phải bổ sung axit folic một vài tháng trước khi thụ thai. Axit folic sẽ giúp bảo vệ thai nhi và làm tăng khả năng thụ thai của bạn. Folate hoặc axit folic còn được mệnh danh là các siêu anh hùng trong quá trình mang thai. Folate được cho là có thể đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cột sống em bé cũng như hệ thần kinh trung ương. Axit folic giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong suốt giai đoạn trước sinh.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tức là có chỉ số BMI bình thường rất quan trọng khi bạn lên kế hoạch mang thai lần tiếp theo. Thiếu cân hoặc thừa cân thường sẽ gây ra những ảnh hưởng không  tốt, và có thể sẽ là yếu tố góp phần gây sảy thai thêm lần nữa.

Do vậy, hãy theo dõi chặt chẽ cân nặng của bạn nếu bạn đang muốn có thai trở lại. Ăn uống đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang có một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Rất nhiều người chuẩn bị mang thai sẽ ăn uống bồi bổ rất nhiều và nghĩ rằng việc này sẽ có ích, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, duy trì cân nặng khỏe mạnh và mức độ thức ăn nạp vào mới là tiêu chuẩn hàng đầu để giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.

Luyện tập thể thao

Mặc dù bạn có thể sẽ lo ngại rằng luyện tập quá mức có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai trước đó, nhưng luyện tập một cách vừa phải là rất cần thiết để giữ cơ thể khỏe mạnh. Luyện tập là việc bắt buộc để đảm bảo rằng cơ thể bạn đủ độ linh động và dẻo dai để chuẩn bị cho giai đoạn mang thai rất dài sắp tới.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu luyện tập. Nếu bạn lo ngại rằng luyện tập là nguyên nhân của những lần sảy thai trước, thì hãy thư giãn. Hãy nhờ sự trợ giúp của một huấn luyện viên để giúp bạn có những bài tập cơ bản, đảm bảo an toàn nhưng vẫn hữu ích với bạn.

Tránh sử dụng đồ uống có cồn và các loại thuốc

Nếu bạn nghiện rượu hoặc thuốc, hay thuốc lá từ trước, thì đây chính là thời điểm bạn nên từ bỏ tất cả những thói quen này. Rượu và thuốc rất nguy hiểm cho sự phát triển của em bé. Bạn nên từ bỏ tất cả những thói quen này hoàn toàn trước khi lên kế hoạch thụ thai. Phụ nữ hút thuốc cũng thường sẽ có tỷ lệ thụ thai thấp hơn so với phụ nữ không hút thuốc.

Yoga và ngồi thiền

Các liệu pháp thay thế thuốc như tập yoga và ngồi thiên có thể giúp bạn giữ cân bằng cả về tâm trí và cơ thể. Đảm bảo rằng bạn đã luyện tập yoga hoặc tập thiền trước khi thụ thai, Ngoài ra, yoga còn giúp bạn loại bỏ được các suy nghĩ tiêu cực. Sau khi thụ thai, duy trì sự cân bằng về thể chất và tinh thần cũng có ích rất nhiều cho em bé nằm trong bụng.

Nghỉ ngơi hợp lý

Trong khi bạn duy trì việc luyện tập thường xuyên và đều đặn, thì việc nghỉ ngơi hợp lý trong suốt cả ngày cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang đi làm và muốn thụ thai, thì hãy cố gắng không để bản thân mình quá căng thẳng khi đi làm. Hít thở sâu và duy trì việc ngồi thiền để giúp cân bằng lại cuộc sống của bạn.

Cảm xúc của bạn

Mang thai là một thử thách lớn với tất cả phụ nữ. Nếu bạn đã từng bị sảy thai, thì việc mang thai trở lại càng khiến bạn cảm thấy nặng nề và áp lực hơn. Thích thú quá mức, lo lắng, sợ hãi, hay phấn khích cùng một lúc đều là những trạng thái cảm xúc hết sức bình thường. Bạn có thể sẽ hạnh phúc vì mình mang thai trở lại những cũng lo lắng vì mình đã từng bị sảy thai trước đây, bạn có thể sẽ không dám thông báo tin vui này cho gia đình vì lo lắng.

Nhưng, bạn nên chia sẻ những cảm xúc này với chồng của mình. Nếu bạn cảm thấy cảm xúc của mình đi quá giới hạn chịu đựng, thì việc đến gặp chuyên gia tâm lý để giúp bạn giải quyết vấn đề cũng là một điều dễ hiểu.

Chỉ cần bạn nhớ rằng bạn không cô đơn. Bạn hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này và có được những em bé khỏe mạnh, như nhiều phụ nữ khác. Hãy ăn uống đúng cách, giữ gìn sức khỏe và luôn suy nghĩ tích cực. Chúc bạn sẽ mẹ tròn con vuông!

Tham khảo thêm các thông tin về chủ đề này, hãy xem các bài viết Để mang thai sau khi sảy thai​  và Sảy thai bao lâu thì mang thai lại được

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm