Phải làm gì khi trẻ không thích sử dụng bình sữa
Đừng vội nản lòng khi em bé của bạn không chịu sử dụng bình sữa. Hãy thử các cách dưới đây nhé.
Tạo không gian thoải mái cho trẻ
Theo các chuyên gia hỗ trợ sinh sản, nếu bạn là người có khả năng giữ bình tĩnh tốt và có tính cách thoải mái dễ chịu thì bé nhà bạn cũng sẽ dễ chấp nhận sử dụng bình sữa hơn. Bởi vì, trẻ em vốn rất nhạy cảm và chúng có thể cảm nhận được mỗi khi cha mẹ chúng căng thẳng.
Do vậy, hãy tạo ra một không gian thật thư giãn và dễ chịu cho cả bạn và bé bằng cách điều chỉnh ánh sáng đèn tối đi một chút và cho trẻ ngồi trên một chiếc ghế thật thoải mái. “Chúng ta thích ngồi ăn trong một không gian tuyệt vời và trẻ cũng như vậy.” Các chuyên gia khuyên bạn như vậy.
Thử cho trẻ bú bình khi trẻ hơi đói
Theo Melanie Potock, một chuyên gia nhi khoa ở Longmont, CO (Mỹ), sẽ thật lý tưởng nếu cho trẻ bú bình vào lúc trẻ chỉ hơi đói thôi, tuy nhiên không nên để trẻ quá đói vì điều đó sẽ làm trẻ trở nên cáu gắt và khó chịu. Đưa bình sữa cho một đứa trẻ đang cáu gắt có thể khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn.
Cho trẻ bú đúng tư thế
Potock nói: “Tư thế bú bình cho trẻ hợp lý là điều cần thiết để trẻ chấp nhận bình sữa.” Cách tốt nhất là giữ cho trẻ bú bình theo tư thế hơi thẳng đứng và ôm gọn vào cánh tay bạn. Hãy đảm bảo cả đầu, cổ và cả cơ thể trẻ trên một đường thẳng.
Để tay trẻ về phía bụng và hai cùi chỏ khép hai bên. Bạn cũng có thể cho trẻ kê chân bằng gối hoặc tay bạn. Xoay chân trẻ vào trong và hơi gập đầu gối sẽ giúp trẻ nằm vững hơn.
Giúp trẻ ngậm vào bình đúng
Hãy thử những kỹ thuật để giúp trẻ ngậm vào bình như khi trẻ bú mẹ theo những bước sau đây:
Trẻ theo bản năng sẽ cuộn phần cạnh lưỡi xung quanh núm vú. Môi trẻ phải ngậm chặt và trẻ có thể mút một hoặc hai lần trước khi đẩy bình sữa ra.
Thay núm vú khác
Trẻ đôi khi khá kỹ tính trong việc chọn hình dáng và kích cỡ của núm vú. Bạn có thể sẽ phải thử rất nhiều loại núm vú trước khi chọn được loại ưng ý nhất.
Các bác sỹ nhi khoa Mỹ khuyến cáo, có rất nhiều loại bình sữa khác nhau trên thị trường do đó cha mẹ có rất nhiều sự lựa chọn. Nên sử dụng loại núm vú hình trụ với đế đủ rộng để trẻ có thể ngậm chặt mà không làm rớt chất lỏng quanh miệng.
Hãy thử các loại núm vú cho sữa chảy với các tốc độ khác nhau. Nếu trẻ uống sữa quá nhiều và quá nhanh thì có thể bị sặc nhưng nếu sữa chảy quá chậm trẻ có thể dễ nản và bực bội.
Đừng ép trẻ bú bình
Hãy để trẻ tự khám phá núm vú bằng miệng mình chứ không nên ấn nó quá chặt vào miệng trẻ. Điều đó có thể làm trẻ cảm thấy khó chịu.
Nếu trẻ trở nên bực bội và không chịu ăn sau khoảng 10 phút, hãy cho trẻ nghỉ một lát. Tốt hơn hết là nên để trẻ cảm thấy thoải mái chứ không nên khiến trẻ sợ hãi mỗi lần cho ăn.
Hãy để các ông bố làm việc đó
Trẻ vẫn đang bú mẹ có thể sẽ không chịu bú bằng bình sữa khi người cho ăn là mẹ. Trong trường hợp này hãy để các ông bố thử cho trẻ ăn, tốt hơn là nên ở một không gian khác.
Các chuyêngia tư vấn về bú sữa mẹ cho rằng thường thì trẻ sẽ chấp nhận bú bình khi người cho ăn là các ông bố hay một người nào đó chứ không phải là mẹ chúng.
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sỹ
Bạn nên cố gắng hết sức và không nên bỏ cuộc quá sớm nếu trẻ không chịu bú bình. Việc này có thể sẽ mất một thời gian dài.
Tuy nhiên nếu con bạn tiếp tục không chịu ăn và có dấu hiệu sụt cân hay không lớn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ nhi khoa.
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Mẹo giúp bé chuyển sang bú bình một cách dễ dàng
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.