Phải làm gì khi bé nuốt phải đồ chơi, vật lạ?
Nếu bé nuốt một thứ gì đó không có cạnh sắc hoặc có vẻ như dị vật không bị kẹt trong cổ họng của bé, có lẽ bé sẽ vẫn khỏe mạnh bình thường. Có khả năng cơ thể bé sẽ đào thải dị vật đó ra ngoài cùng với phân. Trong khi bạn chờ để thấy dị vật đó, hãy để mắt tới bé và đưa bé đi khám ngay nếu bé bắt đầu nôn mửa, chảy nước dãi, không ăn, bị sốt, ho, thở khò khè hoặc hắt hơi nhiều. Bạn cũng nên gọi cho bác sỹ nếu không nhìn thấy dị vật trong phân của bé trong vài ngày tới. (Để kiểm tra, bạn có thể cho phân của bé lên dụng cụ lọc rồi dội nước nóng vào).
Nếu bạn nghĩ bé nuốt một thứ gì đó có cạnh sắc (như tăm hoặc kim) hay vật nguy hiểm (như pin hoặc nhiều nam châm nhỏ), hãy đưa bé đi khám ngay, kể cả khi bé có vẻ khỏe mạnh.
Những thứ như vậy có thể cần phải lấy ra chứ không nên chờ nó đi ra qua đường hậu môn. Bởi chúng có thể làm thủng thực quản, dạ dày, ruột của bé, hoặc tạo ra một dòng điện nhỏ trong bụng bé. (Một nam châm nhỏ có thể sẽ đi qua đường ruột của bé ra ngoài cùng phân, nhưng hai hoặc nhiều nam châm có thể bị dính với nhau, dẫn đến xoắn, tắc nghẽn hoặc thủng ruột).
Bác sỹ sẽ làm gì?
Điều này phụ thuộc vào những gì trẻ đã nuốt phải và liệu dị vật có bị mắc kẹt hay không. Bác sỹ có thể sẽ chụp X-quang cho bé để tìm ra dị vật ở đâu.
Nếu bác sỹ nghĩ rằng dị vật đó đã đi qua hệ tiêu hóa của bé, có thể bác sỹ sẽ yêu cầu bạn theo dõi bé trong vài ngày tới. Trong thời gian này, có thể bé sẽ phải chụp X-quang bổ sung hoặc CT để theo dõi dị vật. Nếu dị vật nằm trong đường thở của bé hoặc bị mắc kẹt trong thực quản hay dạ dày - hoặc nếu dị vật rất sắc, nguy hiểm - bác sỹ sẽ tìm cách loại bỏ đó.
Bác sỹ sẽ nội soi (dùng dụng cụ dài, mỏng, sáng) nếu dị vật ở trong thực quản hay dạ dày của trẻ. Nếu dị vật nằm trong đường thở, sẽ phải dùng một dụng cụ tương tự, gọi là máy soi phế quản. Đôi khi bé sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật.
Có cách nào để bé không cho mọi thứ vào miệng?
Cho mọi thứ vào miệng là một cách bản năng để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ học hỏi về thế giới xung quanh, cho đến khi bé được 4 tuổi. Vì vậy, tốt nhất là luôn cảnh giác.
Dưới đây là một số mẹo cơ bản giúp bạn phòng ngừa nguy cơ trẻ hóc dị vật:
- Kiểm tra sàn nhà và nơi vui chơi của bé, tránh không để bé tìm thấy và cho vào miệng những vật như: Các nút nhỏ, đồ trang sức, ghim, đồng xu, nắp bút, kẹp giấy, đinh, đinh vít, móng tay, bút màu, bút bi, pin...
- Luôn giám sát trẻ khi cho trẻ đến nhà người khác chơi.
- Những ngày nghỉ dù ở nhà hay đi chơi xa luôn phải chú ý đến trẻ. Những đồ chơi và thực phẩm ở khắp mọi nơi.
- Hãy chắc chắn là đồ chơi, búp bê, thú nhồi bông an toàn với trẻ nhỏ, không có bộ phận nhỏ nào bị rời ra.
- Học cách sơ cứu trẻ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.