Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì khi lỡ nuốt phải vật lạ?

Bất cứ ai cũng có thể sẽ vô tình nuốt phải một vật lạ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng còn đang rất tò mò về thế giới xung quanh và có xu hướng sẽ cho tất cả mọi thứ vào miệng. Do vậy, đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao nuốt phải vật lạ hơn so với người lớn.

Làm gì khi lỡ nuốt phải vật lạ?

Trong rất nhiều trường hợp, hệ tiêu hóa sẽ “giải quyết” vật lạ bị nuốt vào và vật đó sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp khác, vật lạ sẽ bị tắc hoặc gây ra những tổn thương bên trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phải làm gì khi lỡ nuốt phải vật lạ.

Ai có nguy cơ cao nuốt phải vật lạ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường sẽ khám phá thế giới xung quanh bằng việc cho mọi thứ vào miệng. Đa số những tình trạng nuốt phải vật lạ thường sẽ gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Nguy cơ nuốt phải vật lạ (có thể gây nguy hiểm) của trẻ em sẽ tăng lên nếu trẻ không được người lớn trông nom thường xuyên. Nguy cơ này cũng sẽ tăng lên với một số đồ vật nhỏ ở trong tầm với của trẻ như 

  • Đồng xu
  • Các viên pin nhỏ
  • Cúc áo
  • Hòn bi
  • Hòn đá
  • Móng tay
  • Đinh vít, bulông
  • Kẹp ghim
  • Các cục nam châm nhỏ

Bất cứ thứ gì vừa miệng trẻ cũng có thể sẽ bị trẻ nuốt vào nếu không có ai trông chừng trẻ cẩn thận. Bạn nên bảo vệ trẻ khi trẻ đang vui chơi bằng cách để những đồ vật trên xa tầm với của trẻ.

Làm thế nào để biết được trẻ đã nuốt phải vật lạ?

Triệu chứng của việc nuốt phải vật lạ rất dễ nhận thấy. Bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng ngay lập tức nếu những đồ vật này làm tắc nghẽn đường thở. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Hóc/nghẹn
  • Khó thở
  • Ho
  • Khò khè

Nếu trẻ có thể nuốt được đồ vật đó và nó không bị mắc lại trong cổ họng, thì các triệu chứng có thể sẽ không xuất hiện ngay. Khi đồ vật đã ở trong hệ tiêu hóa, nó sẽ di chuyển theo hệ tiêu hóa một cách tự nhiên (như thức ăn) hoặc sẽ gây ra các triệu chứng sau này, khi cơ thể không thể loại bỏ được các đồ vật này ra ngoài.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi một đồ vật bị mắc lại trong tực quản hoặc trong ruột bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Chảy  nước dãi
  • Nôn khan
  • Đau ngực hoặc đau họng
  • Không ăn được gì
  • Đau bụng
  • Sốt

Một vật lạ bị tắc nghẽn trong cơ thể thời gian dài mà không được điều trị có thể sẽ gây nhiễm trùng, ví dụ như viêm phổi sặc tái phát. Tình trạng này có thể để lại hậu quả là đau ngực, ho có đờm và khò khè. Đôi khi, sốt cũng sẽ đi kèm với các triệu chứng trên.

Việc được tư vấn từ bác sỹ nếu bạn hoặc con bạn nuốt phải vật lạ là rất quan trọng, kể cả khi bạn tin rằng, đồ vật đó có thể di chuyển bình thường trong hệ tiêu hóa và sẽ được loại bỏ ra ngoài. Nuốt phải các vật có nam châm là một tình trạng cấp cứu. Nếu bạn hoặc ai đó bạn quen nuốt phải một vật có nam châm, thì nên đưa đi cấp cứu ngay lập tức để được chăm sóc y tế kịp thời.

Chẩn đoán

Nếu bạn nghi ngờ con mình đã nuốt phải vật lạ, hãy đưa trẻ đi bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ tiến hành chụp X quang để tìm ra vị trí vật lạ hoặc soi phế quản để có thể nhìn được sâu hơn vào trong khí quản nếu người bệnh không thể thở được. Bạn cũng có thể sẽ phải cung cấp cho bác sỹ danh sách các triệu chứng khiến bạn nghi ngờ là trẻ đã nuốt phải vật lạ. Những triệu chứng này rất quan trọng trong chẩn đoán.

Điều trị

Điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người.

Điều trị cấp cứu

Nếu nạn nhân không thể thở được do đường thở bị tắc nghẽn, thì sẽ cần phải điều trị cấp cứu. Vật lạ có thể sẽ được loại bỏ ra khỏi đường thở bằng việc thổi ngạt, dùng liệu pháp Hemlich hoặc cấp cứu CPR.

Các vật nhọn có thể sẽ đâm vào thực phản hoặc ruột. Những viên pin nhỏ, như pin đồng hồ đeo tay, sẽ gây ra các tổn thương mô. Những đồ vật này nên được loại bỏ ra ngoài ngay lập tức. Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay nếu bạn gặp phải các tình huống này.

Chăm sóc tại nhà

Nếu nạn nhân không hóc phải vật lạ mà có thể đã nuốt được vật đó, bác sỹ có thể sẽ quyết định là nên đợi để xem cơ thể có thể tự loại bỏ vật đó một cách bình thường không. Bạn nên theo dõi các triệu chứng, như nôn mửa, sôts hoặc đau. Bạn cũng nên theo dõi phân để xem xem liệu vật đó đã được loại bỏ ra ngoài hay chưa.

Phẫu thuật

Bác sỹ sẽ điều trị ngay lập tức nếu vật lạ gây ra đau đớn hoặc gây tổn thương thực phản hoặc ruột. Tình trạng này có thể sẽ cần phải phẫu thuật mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ vật lạ ra ngoài mà không gây tổn thương ruột hoặc thực quản.

Dự phòng nuốt phải vật lạ

Bạn có thể dự phòng vấn đề này bằng cách giữ các vật lạ xa khỏi tầm với của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn nên tránh đưa các vật nhỏ vào trong miệng, đặc biệt là những vật có thể trượt xuống cổ họng và làm tắc nghẽn đường thở của bạn. Một điều quan trọng nữa bạn nên nhớ, là bất kỳ ai cũng có thể vô tình nuốt phải vật lạ, chứ không chỉ có trẻ nhỏ.

Tổng kết.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thậm chí người lớn đều có thể sẽ nuốt phải vật lạ. Trong đa số các trường hợp, hệ tiêu hóa sẽ giải quyết và loại bỏ vật ra ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên trong vòng vài ngày mà không gây ra bất cứ tổn thương nào.

Tuy nhiên, một vật lạ mắc trong cơ thể có thể gây ra nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan. Do vậy, tốt nhất, bạn nên để bác sỹ kiểm tra. Nếu vật lạ làm tắc nghẽn đường thở, bạn nên được điều trị ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nghẹn hóc dị vật: Nguy cơ gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm