Hệ miễn dịch của các bé còn rất yếu khiến bé dễ mắc nhiều loại bệnh mỗi khi đông về. Nguyên nhân là do sự gia tăng của các loại vi khuẩn và vi-rút lây bệnh nên việc giúp bé tránh xa các loại mầm bệnh này là rất cần thiết.
Những vi-rút gây bệnh trong mùa đông chủ yếu lây truyền qua đường không khí nên rất khó ngăn chặn. Một số loại vi-rút gây bệnh phổ biến như: vi-rút gây cảm cúm, vi-rút gây bệnh bạch hầu thanh quản, vi-rút gây viêm tiểu phế quản...
Các mẹ cần biết các triệu chứng này càng sớm càng tốt để có các biện pháp phù hợp:
- Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến nhất trong mùa đông, nó có các triệu chứng như sổ mũi, sốt, ho.
- Các loại vi-rút như RSV sẽ làm cho bé bị viêm phổi.
- Ho nhiều, thở khò khè và khó ngủ.
- Khó thở, thở hổn hển, thở đứt quãng.
- Ho, nặng hơn là ho và nôn
Các bé bị nhiễm vi-rút có thể do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua môi trường đang sống.
1. Đưa các bé đi bác sĩ trước khi mùa đông đến.
2. Hãy đảm bảo những thiết bị giữ nhiệt như máy đun nước hoặc lò sưởi hoạt động tốt khi mùa đông đến.
3. Sữa mẹ là một chất miễn dịch cực tốt cho bé.
4. Chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm. Tuy nhiên không nên mặc quá nhiều đồ cho bé vì như thế sẽ khiến bé không thoải mái.
5. Chú ý duy trì nhiệt độ trong phòng tắm bằng nhiệt độ trong phòng ngủ.
6. Không để gió lọt vào phòng khi tắm cho bé.
7. Cân bằng chế độ dinh dưỡng của bé sẽ giúp hệ miễn dịch được phát triển.
8. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
9. Khâu vệ sinh cho bé cũng rất quan trọng.
10. Hãy cẩn trọng hơn khi cho bé tiếp xúc với người khác.
11. Nếu có người nào muốn tiếp xúc với bé thì họ phải rửa tay thật sạch.
Dù có chuẩn bị kĩ càng đến đâu thì các bé cũng sẽ có lúc bị ốm, chuyện đó là bình thường. Đây là những cách mà các mẹ có thể tham khảo để giúp các bé nhanh khỏe.
- Việc mất nước cũng là một nguyên nhân khiến bé bị ốm. Do đó, bạn hãy cho bé uống nước đầy đủ.
- Cho bé uống/ăn nhiều loại trái cây tươi, sữa tươi.
- Tiêm vắc-xin đầy đủ cho bé.
- Khi các bé bị bệnh, không cho người khác tiếp xúc với các bé để tránh lây nhiễm. Vi-rút lây nhiễm gián tiếp rất nhanh.
- Giữ ấm cho các bé bằng chăn ấm, găng tay, khăn quàng cổ… bất kì thứ gì có thể giữ nhiệt cho các bé.
- Đảm bảo các bé được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ khi đang bệnh.
- Không nên tự mua thuốc cho các bé khi không có ý kiến của bác sĩ. Việc tự mua thuốc sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là các bố mẹ còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.
- Sử dụng nước muối hoặc máy hô hấp để rửa sạch mũi cho các bé.
- Thường xuyên làm sạch cơ thể bé nếu bé đang bị sổ mũi.
Các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì ốm đau bệnh tật là một phần giúp các bé phát triển theo năm tháng cũng như gia tăng khả năng miễn dịch. Vì thế, nếu các bé có bị cảm lạnh, cảm cúm thì cũng không nên quá hoảng loạn. Các loại bệnh này có thể giải quyết rất dễ dàng bằng tình yêu thương và sự chăm sóc của các mẹ.
Na bở, na dai đều có vị ngon, ngọt, giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đang trong tháng 8 vào đúng chính vụ na chín và ngon nhất. Tuy nhiên, cần có một số lưu ý để chọn và ăn na.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của con người và sức khỏe nói chung. Trong đó, inulin là dạng chất xơ hòa tan cần thiết để duy trì hệ vi sinh vật đường ruột.
Bà mẹ mang thai duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ, cũng như trước và sau đó, là chìa khóa cho cả em bé và mẹ khỏe mạnh.
Thức ăn nhanh rất tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng. Tuy nhiên nó thường chứa nhiều calo, chất béo, đường, muối, carbohydrate tinh chế và cholesterol. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim.
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn giảm mệt mỏi, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Thế nhưng việc ngủ trưa quá nhiều lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhiều người bệnh đái tháo đường thường bỏ qua chuối vì cho rằng loại quả này chứa nhiều đường. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không cần tránh ăn chuối hoàn toàn. Người bệnh đái tháo đường chỉ cần làm theo một số lời khuyên để không bỏ qua loại quả ngon, tốt cho sức khỏe này.
Suy tim sung huyết là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ. Đọc ngay bài viết sau để biết cách điều trị và kiểm soát bệnh suy tim cho người cao tuổi.
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiệt đới do muỗi truyền virus Dengue gây ra. Các triệu chứng thường bắt đầu từ ba đến mười bốn ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể bao gồm sốt cao, đau đầu, nôn mửa, đau cơ và khớp, và phát ban da đặc trưng.