Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những trẻ hay mút tay, cắn móng tay có thể giảm nguy cơ dị ứng khi trưởng thành

Những trẻ nhỏ hay mút hoặc căn móng tay sẽ ít bị dị ứng hơn khi trẻ lớn lên, theo một nghiên cứu kéo dài hơn 3 thập kỷ cho thấy.

Mặc dù nghiên cứu này không khuyến cáo rằng trẻ nhỏ nên có thói quen này nhưng những kết quả lại cho thấy thói quen này giúp bảo vệ cơ thể khỏi dị ứng khi trưởng thành.

Theo bác sỹ Robert Hancox, chuyên gia về dịch tễ học hô hấp tại trường đại học Otago New Zealand “Nhiều bậc cha mẹ không khuyến kích thói quen này, và chúng tôi lại chưa có đủ bằng chứng để khuyên họ thay đổi suy nghĩ. Chúng tôi cũng không khuyên rằng nên khuyến khích mút hay cắn móng tay, nhưng nếu bọn trẻ có một trong những thói quen như vậy và chúng không thể nào sửa được, thì cũng có một điều an ủi trong nhận thức đó là chúng có thể giúp trẻ giảm nguy cơ dị ứng”.

Trong nghiên cứu các nhà khoa học lấy dữ liệu từ một nghiên cứu đang tiến hành về hơn 100 trẻ sinh ra ở New Zealand trong năm 1972, 1973. Bố mẹ của trẻ được hỏi về thói quen mút hay cắn móng tay của trẻ ở các mốc thời gian khi trẻ 5,7,9 và 11 tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra về dị ứng ở trẻ bằng xét nghiệm trên da khi trẻ 13 tuổi và tiếp tục theo dõi đến lúc 32 tuổi.

Kết quả là 38% trẻ có thói quen này có ít nhất một bệnh dị ứng, trong khi con số đó là 49% ở trẻ không có thói quen mút hay cắn móng tay.

Thêm vào đó, mối liên quan giữa thói quen hồi bé này và sự giảm nguy cơ dị ứng vẫn tồn tại khi những đối tượng nghiên cứu ở tuổi 32. Mối liên quan vẫn tồn tại kể cả khi các nhà nghiên cứu đã cho thêm những yếu tố kết hợp để ảnh hưởng đến nguy cơ dị ứng như có vật nuôi, hay hút thuốc

Hơn nữa, những đứa trẻ có cả 2 thói quen là mút và cắn móng tay lại bị dị ứng ít hơn những trẻ chỉ có 1 trong 2 thói quen ở tuổi 13.

Một kết luận mới vừa cho thấy, những trẻ có mẹ hay mút núm vú giả của chúng lại có nguy cơ thấp hơn trong dị ứng. Mặc dù cơ chế và tuổi khảo sát khác nhau nhưng cả 2 nghiên cứu đều cho rằng đáp ứng miễn dịch và nguy cơ dị ứng đều bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc với vi khuẩn miệng hoặc các vi sinh vật khác

Những phát hiện mới cũng ủng hộ giả thuyết về vấn đề vệ sinh khi mà môi trường có quá ít bụi bẩn và có vi trùng có thể khiến trẻ  nhảy cảm hơn với ngoại cảnh, biểu hiện là dị ứng. 

Bình luận
Tin mới
Xem thêm