Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày: Hậu quả và giải pháp

Vi khuẩn Hp được xác định là thủ phạm chính gây loét dạ dày tá tràng, tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (WHO-1994). Chính vì vậy, những bệnh nhân đã bị bệnh do vi khuẩn HP cần điều trị triệt để vi khuẩn Hp để trị bệnh, ngừa tái phát và các biến chứng.

Theo các chuyên gia, tình trạng lây nhiễm Hp trong cộng đồng trở nên phổ biến chủ yếu do nguồn nước, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Việc lây nhiễm Hp chủ yếu vẫn diễn ra trong môi trường gia đình khi có vợ/chông/con cái bị nhiễm Hp có thể lây nhiễm qua thành viên khác do thời gian tiếp xúc lâu ngày, cùng ăn uống chung…

Cả người lớn, trẻ nhỏ đều có thể nhiễm Hp, thậm chí trẻ 1 tuổi cũng có thể nhiễm Hp và có bệnh do Hp. Hậu quả của việc nhiễm khuẩn Hp là viêm dạ dày-tá tràng, loét dạ dày-tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí Ung thư dạ dày.

 

Nhiễm Vi Khuẩn Hp dạ dày: Hậu quả và giải pháp

Có thể thấy mức độ nguy hiểm ngày càng rõ ràng của vi khuẩn Hp đối với dạ dày. Không chỉ dừng lại ở việc gây viêm, gây loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn Hp còn là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Hiện nay, tại Nhật Bản, khuyến cáo tiệt trừ Hp được dùng để phòng ngừa Ung thư dạ dày.

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiến hành từ năm 2013 tới năm 2014 thấy rằng trong 396 trường hợp nội soi dạ dày tá tràng trong 7 tháng có 53 trường hợp loét tá tràng hoặc loét dạ dày. Nguyên nhân nhập viện có tới 71,1% do xuất huyết tiêu hóa trên, 26,6% là do đau bụng mạn tính. Các bác sỹ cũng thấy rằng có tới 98,2% bệnh nhân tìm thấy Hp và 100% trẻ đều nhiễm Hp.

Trong số các trường hợp được điều trị Hp có tới 51% thất bại với phác đồ điều trị tiệt trừ Hp đầu tiên do Hp kháng thuốc. Tỉ lệ đề kháng của Hp với từng loại kháng sinh Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline, Amoxicillin và Levofloxacin lần lượt là 87,5%; 66,7%; 29,2%; 20,8% và 25% ở các bệnh nhân thất bại điều trị với phác đồ chuẩn (2 thuốc kháng sinh kết hợp với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày) lần 1. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng thất bại trong tiệt trừ Hp tiếp tục gia tăng nhanh chóng những năm tiếp theo và thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu các phương pháp mới trong tiệt trừ Hp.

Các nhà khoa học tại Viên nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã phát triển thành công loại kháng thể được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có tên là OvalgenHP được chứng minh khả năng hỗ trợ hiệu quả trong tiệt trừ Hp. Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản trên 17 đối tượng nhiễm Hp sử dụng với 2 lần OvalgenHP mỗi ngày, 100% người có Hp dạ dày giảm xuống sau 3 tháng sử dụng OvalgenHP, trong đó có tới 13/17 người đạt âm tính với vi khuẩn Hp sau 3 tháng sử dụng OvalgenHP, các triệu chứng đau bụng cũng được cải thiện rõ rệt trong quá trình dùng OvalgenHP.

Năm 2014-2016, nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ tiệt trừ Hp trên bệnh nhân viêm dạ dày có Hp tại Bệnh viện 108, Việt Nam. Kết quả với hơn 100 bệnh nhân viêm dạ dày có Hp, được chia thành 2 nhóm, một nhóm sử dụng phác đồ kháng sinh thông thường, một nhóm được sử dụng phác đồ kháng sinh kết hợp với OvalgenHP. Sau khi kết thúc điều trị trong 1 tháng, các bệnh nhân được kiểm tra lại thì thấy rằng, nhóm không sử dụng OvalgenHP (77 người) chỉ có tỷ lệ đạt âm tính là 41%, trong khi đó nhóm có sử dụng OvalgenHP (31 người) có tỷ lệ Hp âm tính lên tới 77,8%, các triệu chứng bệnh như đau bụng, buồn nôn… cũng giảm xuống nhanh chóng.

Các kết quả nghiên cứu kể trên đều chứng tỏ khả năng ức chế vi khuẩn Hp của kháng thể OvalgenHP là rõ rệt. OvalgenHP có khả năng hỗ trợ hiệu quả, an toàn trong điều trị tiệt trừ Hp.

Theo Dân Trí
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm