Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thực phẩm nào có thể chứa Ethylene oxide?

Ethylene oxide (EO) là hợp chất hữu cơ có công thức C2H4O, là một chất khí không màu, dễ bay hơi, có thể hòa tan trong nước. Trong tự nhiên, EO tồn tại với một hàm lượng rất nhỏ trong không khí, trong đất nước và rác thải. Từ mấy thập kỷ qua, EO được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp và bảo quản thực phẩm. Hàm lượng cho phép tồn tại trong thực phẩm cũng khác nhau theo nhiều nước, từng khu vực.

Những thực phẩm nào có chứa Ethylene oxide?

Từ những năm 1988, các nghiên cứu đã cho thấy nhiều mẫu thực phẩm có tồn dư của EO sau quá trình xử lý. EO được phát hiện ở 96 (hay 47%) trong 204 mẫu thực phẩm từ những cửa hàng bán lẻ thực phẩm ở Đan Mạch vào năm 1988 (Jensen, 1988). Các mẫu thực phẩm này bao gồm rau gia vị/thảo mộc và gia vị, các sản phẩm thực phẩm chứa rau gia vị và gia vị (bơ, phô mai có gia vị, cá trích, cá ngừ có gia vị, pate gan, thịt gà, thịt viên, xúc xích, salami có sử dụng gia vị, dưa chuột muối, pizza, sốt mayonnaise…), các sản phẩm có chứa ca cao, trà đen và trà thảo mộc có mật ong. Báo cáo tập trung vào nồng độ hai chất Ethylene chlorohydrin và EO trong khoảng từ dưới 0,05 cho đến 1800 μg/g ở từng mẫu riêng biệt. EO được tìm thấy ở 24 mẫu gia vị (Jensen, 1988), với hàm lượng thường thấy là 84 μg/g và tối đa là 580 μg/g. EO cũng được phát hiện ở 1 trong 2372 mẫu trứng và 1 trong 3262 mẫu cá ở Mỹ vào năm 1975 (Duggan et al., 1983).

Kết quả cụ thể xem bảng dưới đây:

Sản phẩm

Số mẫu

Dư lượng EO được tính bằng mg/kg

Phân tích

Dương tínhb

Các loại thảo mộc và gia vị

Thảo mộc riêng lẻ

3

1

41

Hỗn hợp gia vị

7

4

14/22/34/110

Gia vị riêng lẻ

12

1

410

Gia vị riêng lẻ

5a

5

13/130/175/530/580

Sản phẩm hàng ngày

Bơ động vật có gia vị

3

3

0.23/0.47/0.91

Phomai có gia vị

9

5

0.06/0.09/1.14/1.9/4.2

Sản phẩm từ cá

Cá trích ngâm cà-ri dưa muối

7

6

0.16/0.32/0.58/1.25/

1.33/2.0

Cá trích ngâm dưa muối cay

6

3

0.11/0.37/1.54

Cá trích ngâm các loại dưa muối khác

14

7

0.08/0.12/0.16/0.23/

0.28/0.34/0.56

Cá thu tẩm gia vị

3

3

0.12/0.35/0.46

Sản phẩm từ thịt

Pudding đen

4

4

0.26/0.55/0.74/1.55

Burger

1

0

 

Thịt gà tẩm gia vị

1

1

0.09

Đồ ăn nhanh

7

4

0.06/0.13/0.20/0.48

Pate gan

3

2

0.32/20

Thịt viên luộc

2

0

 

Thịt viên rán

1

1

0.44

Pate

4

1

0.18

Phomai heo

1

1

0.14

Giò heo

5

3

0.05/0.29/0.55

Các loại xúc xích heo khác

4

3

0.09/0.11/0.24

Salami

7

4

0.07/0.09/0.10/0.18

Xúc xích hun khói

12

8

0.11/0.14/0.15/0.18/

0.41/0.60/0.88/3.4

Các loại xúc xích khác

3

3

0.10/0.11/0.33

Các sản phẩm khác tẩm gia vị

Xốt Bearnaise (bơ trứng)

3

2

0.48/1.38

Salad cà-ri

7

5

0 50/0.59/1.00/1.28/1.9

Salad trứng

1

1

1.03

Mayonnaise, salads, các loại khác

2

0

 

Bánh mì với nấm

1

1

0.08

Xúp

5

2

0.06/0.11

Nem cuốn

3

3

0.08/0.35/0.40

Nước xốt

1

0

 

Mỡ lợn

1

0

 

Dưa muối

1

0

 

Pizza

2

0

 

Worcester sauce

1

0

 

Sản phẩm từ Ca-cao

Sô-cô-la

10

2

0.54/0.98

Đồ uống sô-cô-la

5

1

0.38

Ca-cao

6

2

0.06/0.07

Trà đen và trà thảo mộc

Trà đen

10

0

 

Trà thảo mộc

19

4

3/5/5/1800

 
Đã có hơn 500 trường hợp được báo cáo tại châu Âu trong năm 2020 về việc thực phẩm có chứa EO, gồm hỗn hợp gia vị, bánh đa ngũ cốc, dầu vừng, nước xốt mè, bánh quy giòn, bánh mỳ, các sản phẩm bánh ngọt, bột gừng, sô cô la có chứa vừng…

Phân tích trên 25 mẫu mì ăn liền tại châu Á của CVUAS Stuttgart (Đức) cho thấy có tổng số 11/25 mẫu mì ăn liền từ các quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc có chứa EO, trong đó 5/25 mẫu có chứa EO trong vắt mì, 6/25 mẫu có chứa EO trong gói súp gia vị và 6/25 mẫu có chứa EO trong gói rau hỗn hợp. Theo kết quả này, các kết quả phát hiện được thường không phải là EO mà là chất hoạt động của nó được phát hiện là 2-cloroetanol (2-CE). Theo quy định EU thì EO được tính gồm EO và chất chuyển hóa 2-CE, tuy nhiên theo quy định của Mỹ, Canada thì tách riêng hàm lượng EO.

Nghiên cứu này chỉ trên 25 mẫu mì, nhưng nó cho thấy có thể một số quốc gia vẫn sử dụng EO để hun trùng mặc dù EU có quy định giới hạn hàm lượng EO rất thấp. 

Sử dụng EO trong thực phẩm có hợp pháp không và ảnh hưởng của EO đối với sức khỏe?

Tại châu Âu, EO không được phép sử dụng trên các quy trình sản xuất thực phẩm, từ nguyên liệu, sản xuất đến lưu trữ và được quy định hàm lượng tồn dư EO ở mức rất thấp (0,02 - 0,1 ppm, tùy sản phẩm) cả dưới dạng chất diệt côn trùng và phụ gia thực phẩm, nhưng tại một số quốc gia khác như Mỹ, Canada, Singapore và Ấn Độ việc sử dụng EO vẫn được phép. Nguyên nhân là vì việc không sử dụng EO có thể làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn của thực phẩm với các vi khuẩn như E.coli, Samonella... Do đó, các phương châm của các quốc gia này là vẫn sử dụng EO với với quan điểm: “sử dụng chất hoá học nếu trong phạm vi kiểm soát thì còn tốt hơn là sản phẩm bị nhiễm khuẩn”.

Do vậy, việc thực phẩm sản xuất tại các quốc gia cho phép sử dụng EO có chứa EO trong ngưỡng cho phép là hoàn toàn bình thường, không vi phạm pháp luật tại các quốc gia này. Nhưng khi xuất khẩu sang các nước châu Âu (nơi EO không được phép sử dụng trên các quy trình sản xuất thực phẩm nhưng có quy định hàm lượng tồn dư EO ở mức rất thấp) thì sẽ vi phạm quy định và bị thu hồi.

 

Ngưỡng quy định mức dư lượng tối đa (Maximum Residue Levels (MRLs) của các quốc gia

Quốc gia

Quy định

Lưu ý

Canada

Mỹ

Đối với EO: 7 ppm  trong các loại rau khô và hạt khô, hạt có dầu

Đối với 2-cloroetanol: là 940ppm

Riêng với óc chó là 50ppm tại thị trường Mỹ

Úc và NewZealand

Ngưỡng tồn dư tối đa của EO trong gia vị và rau gia vị/thảo mộc là 20mg/kg (tương đương 20ppm).

Sau năm 2003, EO không còn được phép sử dụng tại 2 quốc gia này nữa

Ấn Độ

Không hạn chế

 

EU

MRLs cho EO (tổng) được đặt ở mức đối với trà, ca cao và gia vị: 0,1 mg/kg (0.1ppm)

MRLs đối với các loại hạt, quả có dầu và hạt có dầu:0,05 mg / kg (0.5ppm)

MRLs với trái cây, rau, cây đường, nấm và đậu, chúng được 0,02 mg / kg. (0.02ppm)

MRLs đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật 0,02 mg / kg. (0.02ppm)

Đối với các sản phẩm trồng trọt, MRLs mới được đặt ở mức 0,05 mg / kg. (0.05ppm)

 

Singapore

50ppm đối với toàn bộ các loại gia vị

 

Không có những kết luận về hậu quả đối với việc phơi nhiễm với EO ở nồng độ thấp. Còn đối với phơi nhiễm với EO liều cao (thường là 10 nghìn lần so với quần thể dân số nói chung) trong thời gian dài (nhiều tháng, nhiều năm), có thể gây đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức, kích ứng da và mắt, ảnh hưởng đến hệ sinh sản.

Các chuyên gia tại châu Âu cho rằng không có ngưỡng an toàn cho người tiêu dùng khi phơi nhiễm với EO trong các chất phụ gia thực phẩm. Do vậy, qui định của Châu Âu là các doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng chất này trong các sản phẩm trên thị trường châu Âu cần thu hồi lại các sản phẩm này.

Kết luận

Các quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về việc sử dụng EO trong ngành công nghiệp thực phẩm. Các quy định này đều đã dựa trên sự đánh giá lợi ích – nguy cơ của việc sử dụng EO và những ảnh hưởng có thể của EO đối với sức khỏe. Đối với Việt Nam, không có ngưỡng quy định về việc sử dụng EO cho đến thời điểm này. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ethylene Oxide và việc thu hồi hàng ngàn sản phẩm tại Châu Âu

Tài liệu tham khảo

https://www.cdc.gov/niosh/topics/ethyleneoxide/default.html

https://www.canada.ca/en/health-canada/services/consumer-product-safety/pesticides-pest-management/public/consultations/proposed-maximum-residue-limit/2019/ethylene-oxide/document.html

https://www.foodstandards.gov.au/code/applications/documents/A412FA.pdf

https://www.foodsafetynews.com/2021/07/ethylene-oxide-scandal-spreads-to-food-additive/ 

https://www.sfa.gov.sg/docs/default-source/default-document-library/pesticide-mrls-(consolidated).pdf

https://www.cvuas.de/pesticides/beitrag_en.asp?subid=1&Thema_ID=5&ID=3438&lang=EN

https://www.eurofins.vn/en/news/eurofins-news/analysis-of-ethylene-oxide-in-agricultural-products-and-food/

Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm