Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tác nhân đáng ngạc nhiên có thể phá hủy gan của bạn

Có những nguyên nhân không ngờ tới góp phần phá hủy gan của bạn. Hãy cùng tìm hiểu!

Đường

Quá nhiều đường không chỉ có hại cho răng bạn, nó cũng có thể phá hủy cả gan của bạn. Gan sử dụng một loại đường được gọi là fructose để tạo thành chất béo. Quá nhiều đường tinh luyện và siro giàu đường fructose dẫn đến sự tích tụ mỡ, có thể gây ra bệnh về gan. Một số nghiên cứu cho thấy rằng đường có thể phá hủy gan tương tự như rượu, cho dù là bạn không bị thừa cân. Một lí do nữa để hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, ví dụ như soda, bánh ngọt và kẹo.

Bổ sung thảo dược

Thậm chí ngay cả khi nhãn hiệu đề là ‘tự nhiên’, cũng không có nghĩa là nó phù hợp với bạn. Lấy ví dụ, một số người sử dụng một loại thảo dược gọi là kava kava hỗ trợ điều trị các triệu chứng mãn kinh. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể khiến gan hoạt động quá sức. Điều đó dẫn đến viêm gan hoặc suy gan.

Bạn luôn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thảo dược nào để đảm bảo chắc chắn chúng an toàn.

Thừa cân

Chất béo dư thừa tích tụ trong tế bào gan và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Kết quả là gan bị to lên. Theo thời gian, nó có thể rắn lại và tạo thành các mô sẹo . Bạn có nguy cơ cao hơn bị gan nhiễm mỡ không do rượu nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, tuổi trung niên hoặc bị bệnh tiểu đường. Chế độ ăn và tập luyện có thể ngăn chặn bệnh.

Bổ sung quá nhiều vitamin A

Cơ thể bạn cần vitamin A, và nó tốt khi bạn lấy từ thực vật như trái cây tươi và rau củ, đặc biệt là các loại rau quả màu đỏ, cam và vàng. Nhưng nếu bạn bổ sung bằng vitamin nồng độ cao, điều đó có thể là một vấn đề với gan của bạn. Hãy đi khám bác sĩ trước khi bạn sử dụng bổ sung bất cứ loại vitamin A nào bởi vì có thể bạn không cần đến nó.

Nước ngọt

Nghiên cứu cho thấy rằng những người uống quá nhiều nước ngọt dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hơn. Các nghiên cứu không chứng minh rằng đồ uống là nguyên nhân. Nhưng nếu bạn uống rất nhiều nước ngọt và có ý định cắt giảm thì đây là một lí do tốt để bạn thay đổi thức uống mà bạn nhâm nhi.

Acetaminophen (thuốc giảm đau, hạ sốt)

Bạn bị đau lưng, đau đầu hoặc cảm lạnh và bạn tìm kiếm một loại thuốc giảm đau. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đúng liều lượng. Nếu không may bạn uống quá liều bất cứ thuốc gì chứa acetaminophen – ví dụ một loại thuốc uống để giảm đau đầu và một số thuốc khác cho bệnh cảm lạnh, và cả hai đều chứa acetaminophen trong đó – nó có thể gây lại cho gan. Hãy kiểm tra liều và biết bao nhiêu là đủ để uống trong một ngày. Chú ý đến liều tối đa và bạn sẽ ổn thôi.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là một chất béo nhân tạo trong các thực phẩm đóng gói và bánh nướng. Bạn sẽ thấy chúng là thành phần được “hydro hóa một phần”. Một chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa khiến bạn dễ tăng cân. Điều đó không tốt cho gan của bạn. Hãy kiểm tra bảng các thành phần. Thậm chí cho dù nó nói là “0g trans fat” thì nó vẫn có thể có một lượng nhỏ.

Tai biến xảy ra

Một bác sĩ hoặc một y tá bị đâm bởi một cây kim mà họ đã sử dụng trên một bệnh nhân hoặc những người sử dụng ma túy dùng chung bơm kim tiêm. Virut viêm gan có thể lây truyền qua đường máu. Thậm chí cho dù nó chỉ xảy ra một lần, hoặc bạn có nguy cơ cao với các lí do khác (ví dụ như bạn bị HIV hoặc mẹ bạn mắc virut viêm gan C khi mang thai bạn), bạn cũng nên đi kiểm tra.

Uống ít rượu bia hơn bạn có thể nghĩ

Có lẽ bạn đã biết rằng uống quá nhiều rượu bia là có hại cho gan. Nhưng bạn có thể không nhận ra rằng “quá nhiều” có thể xảy ra kể cả khi bạn không phải là người nghiện rượu hoặc nghiện đồ uống có cồn. Rất dễ để uống nhiều hơn bạn nghĩ. Uống nhiều ly có thể chứa nhiều hơn một khẩu phần tiêu chuẩn được khuyến cáo. Đó là 140 ml rượu vang (hơn nửa cốc), 340ml bia thường, hoặc 42ml rượu mạnh. Nếu bạn uống rượu, hãy đảm bảo uống ở mức trung bình – đó là một phần tiêu chuẩn đối mỗi ngày với nữ và 2 phần đối với nam.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

Xem thêm