Sử dụng đồ lót làm từ chất liệu không phải cotton
Chất liệu của đồ lót sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của bạn, và điều bạn nên làm chính là lựa chọn đồ lót làm từ sợi cotton. Nếu không, chí ít hãy đảm bảo phần đũng quần được làm bằng cotton, để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Phần da ở âm hộ rất nhạy cảm, và cách tốt nhất để chăm sóc vùng kín đó là sử dụng đồ lót bằng cotton để vùng kín được “thở”. Ngoài ra, cotton còn giúp thấm hút độ ẩm, dịch thải ra từ âm đạo…từ đó giảm nguy cơ nhiễm nấm. Đồ lót làm từ vải tổng hợp có thể sẽ gây nóng, bí, ẩm và gây ảnh hưởng đến độ pH và nhiệt độ ở vùng kín. Nếu bạn là người ra mồ hôi nhiều, vì sử dụng các loại vải có độ thấm hút tốt là điều rất quan trọng và cần thay ngay đồ lót sau khi ra mồ hôi nhiều.
Bạn giặt đồ lót trong nước lạnh
Bạn không nên giặt quần lót trong nước lạnh. Trên thực tế, bạn nên giặt đồ lót trong khoảng nhiệt độ ít nhất là 27 độ C hoặc cao hơn và sử dụng loại nước giặt phù hợp. Kể cả khi bạn thay quần lót hàng ngày, thì nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn là rất lớn. Ngoài vi khuẩn thì chất bẩn, nước tiểu và phân cũng có thể mắc lại ở quần, khiến phần đũng quần của bạn thực sự không hề sạch sẽ. Giặt quần lót trong nước lạnh không đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài việc giặt, các chuyên gia cho rằng bạn có thể xịt dung dịch giặt là có tác dụng diệt khuẩn vào đũng quần lót, sử dụng thuốc tẩy nếu quần có màu trắng hoặc là quần sau khi giặt để tăng thêm mức độ diệt khuẩn.
Quần lót quá chật
Mặc quần lót quá chật có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của cả nam giới và nữ giới. Nam giới mặc đồ lót chật sẽ giảm khoảng 25% số lượng tinh trùng so với những người mặc quần lót vừa. Nguyên nhân là vì quần lót chật sẽ làm tăng nhiệt độ vùng bìu, gây ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng. Với nữ giới, mặc quần lót chật sẽ còn phức tạp hơn. Quần lót quá chật có thể làm tăng nguy cơ phát triển nấm âm đạo và viêm đường tiết niệu ở nữ giới.
Bạn chỉ mặc đồ lọt khe
Thường xuyên mặc quần lót lọt khe sẽ không tốt cho sức khỏe. Quần lọt khe có xu hướng sẽ không được cố định, sẽ di chuyển và có thể tạo ra ma sát, gây kích ứng. Ngoài ra, quần có thể khiến vi khuẩn ở phía sau lây nhiễm ra phía trước, điều này rất bất lợi với phụ nữ. Chọn loại quần lọt khe đúng size cũng là một vấn đề. Quần quá nhỏ có thể khiến bạn khó chịu, trong khi quần quá to sẽ không ôm sát và gây lây nhiễm chéo vi khuẩn.
Bạn thường xuyên mặc quần lót định hình
Quần lót định hình là vũ khí rất lợi hại của phụ nữ để trông mảnh mai hơn và che đi những phần da bị rạn, sần ở khu vực đùi, bụng. Quần lót định hình giúp phụ nữ tự tin hơn khi mặc quần áo, nhưng chúng cũng có những ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe. Đầu tiên, quần lót định hình sẽ rất khó cởi và thay, nên khi mặc quần lót định hình, phụ nữ sẽ có xu hướng ít đi vệ sinh hơn, nhịn tiểu nhiều hơn và do đó có thể gây ra các vấn đề về thận tiết niệu (nam giới cũng sẽ gặp phải vấn đề này nếu sử dụng đồ lót định hình). Quần lót định hình thường sẽ bó chặt, làm giảm lưu lượng tuần hoàn đến vùng kín, thậm chí có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Ngoài ra, quần lót định hình còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng, trào ngược. Phổ biến nhất là gây kích ứng da và nổi mụn.
Bạn không thường xuyên mua đồ lót mới
Vi khuẩn là một vấn đề lớn khi nói về đồ lót, và việc không thay mới quần lót hàng năm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là vì đa số chúng ta không giặt giũ quần lót đúng cách. Các nhà khoa học chỉ ra rằng sau khi giặt, quần lót vẫn có chứa một lượng vi khuẩn nhất định, có thể lên tới 10,000 vi khuẩn trong 83% mẫu đồ lót được giặt là trong khảo sát. Thay mới đồ lót thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Nên thay mới đồ lót định kỳ sau 1 năm sử dụng. Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm nấm, bạn sẽ cần phải thay mới đồ lót thường xuyên hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quần chip và sức khỏe vùng kín
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.