Có nhiều cách để giữ ấm vào mùa đông. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ dễ mắc các sai lầm như People liệt kê dưới đây.
Ăn thức ăn cay nóng
Thói quen ăn thức ăn cay nóng không có lợi cho cơ thể vào mùa đông. Chúng làm cơ thể nóng lên nhưng chỉ trong khoảng thời gian nhất định. Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng tới cổ họng và dạ dày.
Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Một số người cho rằng các món nhiều dầu mỡ làm tăng nhiệt lượng cơ thể. Thực tế ăn nhiều dầu mỡ dẫn đến hàng loạt nguy cơ sức khỏe. Thay vì những món ăn không lành mạnh này, bạn hãy ăn gừng, tỏi để cải thiện lưu thông máu và giữ ấm.
Tắm nước quá nóng
Tắm nước quá nóng vào mùa đông chỉ có thể giúp giữ ấm cơ thể trong khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, nếu cơ thể chưa kịp điều hòa nhiệt độ với cái lạnh đột ngột bên ngoài thì rất dễ nhiễm lạnh. Tốt nhất, bạn chỉ nên tắm nước vừa phải, không lạnh quá hay nóng quá và mặc ấm trước khi ra ngoài phòng tắm.
Ảnh: Plumber To The Rescue.
Thường xuyên đóng cửa sổ
Nhà cửa vào mùa đông cũng cần được thông thoáng. Mở cửa sổ 5-10 phút không những không làm cảm lạnh mà còn loại bỏ vi khuẩn và giải phóng khí độc trong nhà.
Uống rượu để tăng thân nhiệt
Khi uống rượu, bên ngoài cơ thể nóng lên nhưng bên trong thì mạch máu giãn. Lúc này, máu không thể tập trung về các cơ quan quan trọng để giữ ấm nên cơ thể rất dễ nhiễm lạnh.
Chỉ mặc một chiếc áo dày
Nhiều người có thói quen mặc một áo dày. Theo các chuyên gia, bạn nên mặc ít nhất ba lớp áo để vừa không bị lạnh, vừa cho khí lưu thông giữa các lớp áo.
Để nhiệt độ phòng quá nóng
Nhiệt độ quá cao cản trở quá trình ngủ, khiến bạn không ngon giấc. 19oC là nhiệt độ lý tưởng của phòng ngủ. Nếu thấy lạnh, bạn chỉ cần thêm chăn bông là đủ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kỹ thuật súc rửa mũi khi bị cảm lạnh và dị ứng
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
SUCKHOE+ | Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây nhiễm cao ở trẻ em. Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý, khoa học.
Sau 2 mùa Hè bị ảnh hưởng do COVID-19, năm nay, trẻ đã có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể trong trạng thái “bình thường mới”. Một vài gợi ý sau giúp cha mẹ tìm được hoạt động bổ ích cho trẻ phát triển thể chất trong mùa Hè này.
Theo một nghiên cứu gần đây về COVID-19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 không được phát hiện có thể gây ra các trường hợp viêm gan bí ẩn được báo cáo ở hàng trăm trẻ nhỏ trên khắp thế giới.
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu cần ghép thận đã vượt xa nguồn cung cấp. Sự thiếu hụt càng trở nên trầm trọng hơn khi các bệnh viện bắt đầu từ chối sử dụng thận từ những người hiến tặng dương tính với SARS-CoV-2.
TS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, khi khuyến cáo người dân các biện pháp phòng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, điều đầu tiên ông đề cập là nên giảm lượng thịt đỏ.
SEA Games 31 đang diễn ra với lịch thi đấu giữa các đội, trong đó có môn thể thao vua là bóng đá. Và không ít người bệnh tim mạch là "fan" hâm mộ môn thể thao này, muốn hòa mình vào không khí sôi động của các trận túc cầu.
Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến mũi, họng và phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể trở năng và đe dọa đến tính mạng. Virus cúm thay đổi liên tục, có thể khiến bệnh trở nên khó điều trị. Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng của cúm, một số liệu pháp thay thế như xông hoặc sử dụng tinh dầu cũng có hiệu quả cao.