Những lưu ý khi tiêm phòng cho mẹ bầu
Việc tiêm phòng vaccine khi mang thai cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc… phụ nữ cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho 9 tháng mang thai khỏe mạnh. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiêm ngừa đầy đủ mũi vaccine được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Những vaccine phụ nữ cần tiêm trước khi có em bé là: sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B nhằm tránh rủi ro cho thai kỳ. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.
Với bệnh quai bị, virus có thể tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối mang thai, nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu/sinh non.
Tiêm phòng cho bà bầu là biện pháp tốt nhất giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. |
Bệnh rubella: trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ nhiễm virus rubella thì 90% thai nhi bị dị tật chủ yếu liên quan đến não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển. Hiện đã có vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi mang thai 3 tháng.
Bệnh thủy đậu có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vaccine thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất một tháng.
Bệnh cúm khá phổ biến nhưng ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên với tình trạng sức khoẻ khá nhạy cảm của các bà bầu, bệnh cảm cúm có thể diễn tiến nặng, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai.
Viêm gan B là bệnh mạn tính, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai, mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc nếu mẹ đã nhiễm virus viêm gan B thì cần có hướng giải quyết để dự phòng nguy cơ truyền virus sang cho con.
Tiêm phòng trong thời gian mang thai
Khi mang thai, bà bầu được khuyến cáo tiêm ngừa vaccine uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vaccine khác như cúm (bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vaccine, tiêm chưa đủ phác đồ).
Bà bầu đang được bác sĩ khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm tại Trung tâm tiêm chủng VNVC. |
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm quan trọng để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván rốn sơ sinh cho con. Nếu mẹ không tiêm vaccine dẫn đến con không may bị uốn ván, nguy cơ trẻ bị tử vong lên đến 95%.
Vaccine uốn ván giúp phòng các bệnh nhiễm trùng cho mẹ và bé trong thai kỳ, khi sinh và sau sinh. Nếu bà bầu mang thai lần đầu và chưa được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ cần tiêm 2 mũi vaccin phòng bệnh này. Mũi đầu tiên nên thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu một tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu một tháng.
Để đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, bà bầu nên tìm hiểu trung tâm tiêm chủng có nguồn vaccine dồi dào, ổn định, cho phép đặt giữ vaccine... Hiện nay, một số trung tâm tiêm chủng có áp dụng gói vaccine dành cho bà bầu và nhắc lịch tiêm miễn phí rất tiện lợi, giúp các mẹ tránh được việc quên lịch/bỏ sót các mũi tiêm cần thiết khi mang thai.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những hiểu lầm và sự thật về vacxin HPV
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.