Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lợi ích và nguy cơ của việc bơi trong nước lạnh

Bơi trong nước lạnh là trò tiêu khiển kỳ lạ đối với người không chuyên.

Trong khi bạn nghi ngờ sự tỉnh táo của những người quyết định ngâm mình dưới nước lạnh trong mùa đông thì có một nghiên cứu chỉ ra rằng thực sự có rất nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần và thể chất, nhưng bên cạnh đó có những rủi ro nhất định. 

Lợi ích

Tăng chuyển hóa: Khi bạn bơi ngoài trời, cơ thể bạn làm việc chăm chỉ để giữ ấm. Do đó, bạn đốt cháy được nhiều calo hơn. Nước càng lạnh, cơ thể bạn càng hoạt động mạnh để chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Khi điều này được kết hợp với tập luyện bơi lội của bạn thì việc đốt cháy calo được tăng lên đáng kể.

Lưu thông máu tốt hơn: Khi chúng ta nhảy xuống nước lạnh, sự thay đổi nhiệt độ khiến tim của chúng ta bơm thêm máu đến các cơ quan. Do đó, lưu thông được cải thiện và độc tố dễ dàng bị loại ra khỏi hệ thống cơ thể, dẫn đến làn da sạch hơn và sáng khỏe hơn.

Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng: Mọi người đều biết rằng bất kỳ bài tập nào cũng giúp tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh tốt cho não của bạn, được gọi là endorphin, giúp cải thiện tâm trạng của chúng ta và giúp giải quyết căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, chuyển động nhịp nhàng cùng với tập trung khi bơi lội giúp mọi cảm giác căng thẳng tan biến. Nó gần như là một bài tập trong thiền định chánh niệm khi bạn bơi lướt qua mặt nước. Hơn nữa, khi bạn đắm mình trong nước lạnh, bạn có cảm giác đau nhói trên da, cơ thể bạn chống lại bằng cách sản sinh ra nhiều endorphin hơn, tạo cảm giác phấn khích khi bạn ra ngoài.

Ngủ ngon hơn: Nếu bạn thường xuyên bơi, bạn sẽ thấy giấc ngủ của mình được cải thiện. Điều này là do nước lạnh kích thích hệ thống thần kinh giao cảm, giúp cơ thể bạn nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Từ đó thúc đẩy cảm giác thư giãn và bình tĩnh, sau đó mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch : Khi thường xuyên đắm chìm trong nước lạnh, bạn sẽ trải nghiệm một thứ gọi là sốc nước lạnh. Cú sốc này khởi động hệ thống miễn dịch, giúp tạo ra nhiều tế bào bạch cầu và chất chống oxy hóa, được chứng minh là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm các bệnh khác nhau từ cảm lạnh thông thường đến bệnh tim. Thật vậy, sự phấn khích của việc bơi lội trong nước lạnh vượt xa sự khó chịu khi xuống nước.

Rủi ro

Tất nhiên, bơi nước lạnh có những lợi ích hấp dẫn nhưng nó kèm theo những rủi ro, đặc biệt là ở vùng nước chảy như sông hồ. 

Hạ thân nhiệt: Hạ thân nhiệt khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 35˚C (nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng từ 36,5˚C đến 37,5˚C) có thể nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng. Đó là một rủi ro rất thực tế đối với những người bơi lội vùng nước chảy tự nhiên, đặc biệt là trong những tháng lạnh nhất. 

Các triệu chứng của hạ thân nhiệt bao gồm:

  • Rùng mình
  • Da lạnh, nhợt nhạt
  • Môi thâm tím
  • Mệt mỏi
  • Hoang mang
  • Thở nhanh
  • Nói lắp

Để điều trị hạ thân nhiệt điều quan trọng là phải làm nóng nhưng không quá nhanh. Cởi bỏ bất kỳ quần áo ướt nào ( như đồ bơi của bạn), phơi khô và mặc quần áo ấm nhanh chóng và cuộn mình trong chăn. Bạn cũng nên có một thức uống ấm và ăn một bữa nhẹ nhàng có đường. Nếu các triệu chứng không cải thiện hãy gọi cấp cứu.

Sốc nước lạnh: là phản ứng ngắn hạn của cơ thể khi bạn đắm mình trong nước lạnh. Nó làm cho các mạch máu trên da đóng lại và trái tim của bạn bắt đầu hoạt động mạnh hơn. Nó cũng tạo ra phản ứng thở hổn hển, thở nhanh. Sốc nước lạnh thường kéo dài trong khoảng 90 giây. Để tránh sốc nước lạnh là xuống nước từ từ không nên nhảy xuống hoặc nhúng toàn bộ cơ thể xuống nước.

Cước tay chân: Bạn sẽ không bị cước khi bơi trong nhiệt độ băng giá nhưng chúng có thể xuất hiện nếu bạn làm nóng trở lại quá nhanh. Những vết sưng đỏ nhỏ trên da của bạn (thường ở các chi như ngón tay và ngón chân sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh) thường không nghiêm trọng nhưng nó có thể gây ra ngứa và khó chịu. Để hạn chế, hãy đảm bảo bạn không ấm lên quá nhanh sau khi bơi vùng nước lạnh. Đuối nước: Tất nhiên, luôn có nguy cơ bị đuối nước bất cứ khi nào bạn xuống nước và ngay cả những người bơi giỏi nhất cũng có thể bị đuối nước nếu họ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Cách bơi trong vùng nước chảy an toàn

Trước khi bơi: Không bao giờ đưa ra quyết định nhanh chóng khi bơi mà không có kiến thức về thủy triều, dòng chảy và các yếu tố quan trọng khác. 

Cân nhắc việc mặc đồ lặn: Tất nhiên, hoàn toàn tùy thuộc vào việc bạn có chọn mặc đồ lặn hay không. Một số người không thích chúng ngay cả khi trong nước dưới 5˚C. Tuy nhiên, đồ lặn giúp bạn an toàn va thoải mái hơn trong nước lạnh. 

Không bao giờ bơi khi sử dụng thuốc ngủ hoặc rượu: Không bao giờ bơi khi bạn đã sử dụng đồ uống có cồn hoặc thuốc ngủ vì khả năng phán đoán của bạn sẽ bị suy giảm.

Luôn bơi cùng người khác: Không bao giờ bơi một mình mà nên  bơi với một nhóm, đồng thời luôn luôn cho người khác biết bạn đang đi đâu, đặc biệt nếu bạn không bơi trong một địa điểm ngoài trời được bảo vệ.

Xuống nước từ từ: Việc xuống nước từ từ sẽ bảo vệ bạn khỏi bị sốc nước lạnh. Sau đó, nổi một thời gian ngắn để giúp làm chậm nhịp thở và thư giãn cơ thể trước khi bắt đầu bơi.

Cân nhắc sử dụng phao kéo: Sử dụng phao kéo là một ý tưởng tuyệt vời. Chiếc phao kéo giúp bạn nếu bạn ở dưới nước sâu và đột nhiên bị chuột rút; và màu sắc tươi sáng của nó giúp bạn nhìn rõ hơn trong nước.

Biết giới hạn của bạn: lưu tâm đến giới hạn của bản thân là một trong những chìa khóa giữ an toàn trong nước lạnh. Không bao giờ ở trong nước lạnh quá lâu cho đến khi bạn mệt mỏi và run rẩy. Và luôn bơi cùng những người bơi giỏi; trang bị cho bản thân một bộ đồ lặn, giày cao su tổng hợp, găng tay và mũ trùm đầu (ngăn mất nhiệt ở đầu). Và cuối cùng, hãy bơi khi mà cơ thể thích nghi với cái lạnh và đừng ở đó quá lâu vì nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm xuống.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tắm nước lạnh và phục hồi sau tập luyện

 

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm