Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại thuốc tài xế tuyệt đối không nên uống khi cầm lái

Thuốc chống nôn, thuốc trầm cảm, thuốc hạ huyết áp... là những loại thuốc TS.BS Trương Hồng Sơn khuyên các tài xế không nên sử dụng trước khi lái xe, đặc biệt những chuyến xe đường dài.

Những loại thuốc tài xế tuyệt đối không nên uống khi cầm lái

Theo nghiên cứu, 90% các trường hợp ngủ gật khi lái xe đều bắt nguồn từ việc tài xế mệt mỏi và thiếu ngủ. Đó là thông tin được chia sẻ từ TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng viện Y học Ứng dụng Việt Nam.

Cũng theo TS. Sơn, buồn ngủ là một trong những tình huống mà tài xế nào cũng dễ mắc, đặc biệt là trong các chuyến đi dài. Buồn ngủ thường hay xảy đến khi đã lái được khoảng hai giờ liên tục. Khi buồn ngủ phản xạ lái xe chậm hơn, mọi sự tập trung ở não sẽ giảm đi rất nhiều khiến cho việc xử lý thông tin trễ. Vào những lúc này nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn. 

Theo đó, TS. Trương Hồng Sơn kể ra những thời điểm các tài xế dễ rơi nhất và tình huống buồn ngủ khi đang lái xe là khi lái xe vào khoảng 1h-5h sáng và từ 13h-15h, đặc biệt sau bữa cơm trưa.; lái xe sau một đêm ngủ ít hơn bình thường; các chuyến đi dài, với đường thẳng và vắng (thường là trên đường cao tốc); uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ (thuốc cảm cúm, dị ứng); sau khi hoạt động quá sức: tan ca làm việc đêm, làm việc nặng trong thời gian dài…; uống rượu, bia.

TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng viện Y học Ứng dụng Việt Nam.

Đồng thời TS.Trương Hồng Sơn cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy lái xe đang rơi vào trạng thái buồn ngủ. Đó là, khi đang lái xe, mí mắt cảm thấy nặng trĩu và thỉnh thoảng gật đầu; ngáp thường xuyên hơn và đôi mắt lờ mờ; nháy mắt thường xuyên và bất ngờ bị giật mình khi thấy một chiếc xe băng ngang đường hoặc vừa vượt lên trước; đầu óc mơ màng, suy nghĩ miên man; cảm thấy có vấn đề về khả năng nhớ lại các tuyến đường, quên vị trí hoặc ý nghĩa của các biển báo hay tín hiệu giao thông khác; mệt mỏi không thể giữ đầu hướng thẳng lên phía trước trong một khoảng thời gian liên tục; mất kiểm soát làn đường; cảm thấy bồn chồn và cáu kỉnh.

"Khi chớm cảm thấy dấu hiệu buồn ngủ, người cầm lái phải táp xe vào lề và nghỉ ngơi đôi chút, có thể chợp mắt 15 phút hoặc ăn, uống một thứ gì đó giúp bản thân tỉnh táo hơn, bất chấp những rào cản hay phản ứng từ phía hành khách, vì đây là cách đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người", TS. Trương Hồng Sơn đưa ra cảnh báo.

Chính vì thế khi đi đường dài, tài xế cần hạn chế sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ dưới đây:

Thuốc chống nôn: Có rất nhiều người do cơ địa không thích ứng với việc lái xe, thường xuyên say xe nên thường sử dụng thuốc chống nôn. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc này trong thời gian dài sẽ rất dễ gây nhờn thuốc và buồn ngủ.

Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này có một đặc điểm là khiến người uống luôn buồn ngủ, phản ứng chậm và đôi khi như đang mệt mỏi.

Thuốc hạ huyết áp: Thuốc hạ huyết áp thường chứa thành phần chất gây nghiên, vậy nên sử dụng thuốc này lâu sẽ khiến tài xế có cảm giác mất năng lượng, mệt mỏi, bơ phờ, chậm chạp. Nếu bắt buộc, bạn nên yêu cầu bác sĩ kê các loại thuốc không gây buồn ngủ.

Thuốc kháng sinh Histamin: Thuốc này thường sử dụng để điều trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi. Có nhiều loại thuốc chứa thành phần gây buồn ngủ, thậm chí khiến bạn chìm vào giấc ngủ khá sâu. Vì thế, khi uống các thuốc này tốt nhất bạn nên nhờ người khác cầm lái.

Thuốc giãn cơ và an thần: Những người làm việc ở cường độ cao thường cần thuốc an thần và giãn cơ. Tuy nhiên thuốc này cũng hay gây tác dụng phụ là buồn ngủ, khiến tài xế dễ ngủ gật khi uống.

Nguyễn Huệ - Theo Người đưa tin
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm