Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại thực phẩm không nên sử dụng cùng thuốc kê đơn

Một số thực phẩm và thuốc có sự tương tác và không nên sử dụng cùng nhau!

Khi nói về thuốc hạ cholesterol, ngăn ngừa cục máu đông và điều trị nhiễm khuẩn hoặc chống trầm cảm bạn cần phải tránh một số loại thực phẩm và đồ uống nhất định có ảnh hưởng đến thuốc.

Trong một số trường hợp bạn cần phải điều chỉnh thời gian của bữa ăn hoặc lượng thực phẩm ăn vào để tránh các tương tác thuốc. Dưới đây là một số tương tác thực phẩm-thuốc thường gặp và cách phòng tránh:

Rau lá xanh

Rau chân vịt, cải xoăn, cải rổ, súp lơ xanh đều là những thực phẩm siêu lành mạnh  cho sức khỏe, nhưng chũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngăn ngừa cục máu đông. Rau lá xanh là những thực phẩm giàu vitamin K, một vitamin được coi là thành phần đông máu trong cơ thể, vì vậy mà chúng sẽ tương tác với thuốc chống đông warfarin làm giảm tác dụng của thuốc này.

Những người đang sử dụng thuốc chống đông, không phải không được ăn rau lá xanh đậm, nhưng họ cần phải điều chỉnh lượng ăn và tần suất ăn. Không thể nào sử dụng thuốc chống đông hàng ngày những vẫn ăn những loại rau trên 7 ngày trong tuần được.  Bạn có thể ăn từ 2-3 bữa môt tuần, nhưng cần nhất quán lượng ăn và tần suất ăn để bác sỹ điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp.

Sốt mayonnaise

Mayonnaise hoặc dầu hạt cải, dầu đậu nành và dầu ô liu đều có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của thuốc chống đông. Sử dụng mayonaise trộn salad với rau lá xanh có thể làm tăng thêm lượng vitamin K nạp vào cơ thể.

Bưởi tây

Bưởi tây có thể ảnh hưởng đến việc phân giải các enzyme tiêu hóa và cách cơ thể hấp thu một số loại thuốc. Nếu một người thích ăn bưởi tây hay uống nước ép bưởi tây, một số chất có trong đó sẽ ảnh hưởn đến quá trình xử lý thuốc của cơ thể. Bưởi tât có thể gây ra tương tác thuốc với một số loại thuốc sau:

  • Statin-Thuốc kiểm soát cholesterol
  • Viagra: thuốc điều trị rối loạn cương dương
  • Hóa chất xạ trị vincristine and docetaxel
  • Thuốc chẹn kênh canxi để điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine cho các bệnh nhân ghép tạng
  • Thuốc chống dị ứng có chứa fexofenadine

Uống nước ép bưởi sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so với việc ăn bưởi, do bạn cần nhiều bưởi mới được một cốc nước. Chính vì thế nếu thích bưởi thì bạn cũng chỉ nên ăn một ít một và quan sát các biểu hiện.

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn tương tác với rất nhiều loại thuốc. Một câu hỏi luôn được đặt ra đó là khi uống thuốc điều trị bất cứ bệnh nào có được phép uống rượu hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào từng loại thuốc, có loại thuốc cấm tuyệt đối không được sử dụng rượu, nhưng có những loại thì vẫn cho phép. Nhưng nói gì thì nói, để đảm bảo an toàn thì không nên uống rượu khi đang điều trị bất cứ bệnh gì.

Rượu có thể ảnh hưởng đến thuốc kháng sinh và nhiều loại thuốc khác bao gồm:

  • Metronidazole:  một loại kháng sinh,  không được uống rượu khi điều trị
  • Wafarin: thuốc chống đông
  • Thuốc điều trị tiểu đường gồm cả insulin và thuốc uống
  • Thuốc kháng histamin
  • Acetaminophen giảm đau
  • Thuốc chống trầm cảm

Thịt và cá

Những thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt và cá đều có thể cạnh tranh với thuốc chứa dopamine. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt ở người mắc parkinson. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là thay thế dopamine bằng một loại thuốc levodopa, chuyển hóa thành dopamin trong não bộ. Tuy nhiên dopamin lại là một acid amin, một đơn vị cấu tạo nên protein vì vậy mà những người sử dụng thuốc này không nên ăn quá nhiều thực phẩm có protein. Bởi chúng sẽ ức chế cạnh tranh với thuốc ở các thụ thể trong tế bào.

Để tránh tương tác thuốc, các bác sỹ khuyên bạn uống thuốc lúc đói hoặc bạn nên để dành đồ ăn nhiều protein vào bữa ăn cuối cùng trong ngày.

Chế phẩm sữa/canxi

Chế phẩm sữa có thể tương tác với một số loại thuốc. Thành phần của sữa và chế phẩm sữa như casein, canxi, magie có thể làm gián đoạn hấp thu thuốc của cơ thể. Kháng sinh không nên uống trong cùng khoảng thời gian ăn sữa, sữa chua hoặc phô mai. Thuốc điều trị tuyến giáp không nên sử dụng cùng chế phẩm sữa. Canxi trong sữa hoặc canxi dưới dạng bổ sung đều gây ức chế cạnh tranh với thuốc điều trị tuyến giáp.

Sô cô la, dưa muối, đồ ăn lên men

Phô mai, cá hun khói, sô cô la, bia, rượu vang và nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa tyramine, một chất tương tác với thuốc điều trị trầm cảm. Với những thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ, hay gọi là thuốc ức chế MAO, tyramine sẽ từ từ phân giải chúng trong có thể dẫn đến tăng huyết áp nghiêm trọng. Trước khi điều trị bằng thuốc này các bác sỹ sẽ giải thích kỹ cho người bệnh về việc tránh các thực phẩm có lượng tyramine cao.

Thực phẩm giàu Kali

Bơ, khoai tây, rau chân vịt, đậu trắng và chuối đều là nguồn cung cấp kali – nguồn chất khoáng quan trọng để điều hào nhịp tim và duy trì thể dịch. Tuy nhiên thực phẩm giàu kali có thể tương tác với  thuốc điều trị huyết áp dẫn đến làm tăng lượng kali và ảnh hưởng tới nhịp tim. Bác sỹ sẽ thường xuyên kiểm tra lượng kali cho những bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển angiotensin,  thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc lợi tiểu kali. Nếu có thay đổi gì đáng báo động bác sỹ sẽ có biện pháp để điều chỉnh.

Caffein

Các đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc nước tăng lực có thể ảnh hưởng đến thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương. Caffein vốn dĩ là một chất kích thích, nếu bạn vốn dĩ đã sử dụng thuốc kích thích đến hệ thần kinh thì caffein sẽ làm tăng tác dụng của chất đó lên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nước ép bưởi chùm có an toàn khi uống cùng thuốc?

 

Ths. Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (health.us.news) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm