Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại kiểm tra sức khỏe người cao tuổi cần phải làm

Khi bạn càng lớn tuổi, bạn sẽ cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn. Việc này đôi khi có thể gây phiền hà và tốn kém, nhưng bây giờ là lúc bạn nên chủ động về sức khỏe và kiểm soát những sự thay đổi của cơ thể.

Dưới đây là một vài loại kiểm tra sức khỏe mà những người lớn tuổi nên tiến hành.

Kiểm tra huyết áp

Cứ 3 người lớn thì 1 người sẽ bị tăng huyết áp. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 64% nam giới và 71% nữ giới trong độ tuổi từ 65-74 bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp được coi như một kẻ giết người thầm lặng bởi triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi quá muộn. Tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Đó là lý do vì sao bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần một năm.

Xét nghiệm mỡ máu

Nồng độ cholesterol tốt và triglyceride tốt có thể sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Nếu xét nghiệm cho thấy nồng độ cả 2 chất đều quá cao, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu thay đổi bữa ăn, thay đổi lối sóng hoặc dùng thuốc để giảm mỡ máu.

Nội soi đại trực tràng để kiểm tra ung thư đại trực tràng

Nội soi đại tràng là việc bác sỹ sẽ dùng một camera để chụp lại hình ảnh đại tràng nhằm kiểm tra tình trạng ung thư hoặc polyp. Mỗi 10 năm, bạn nên nội soi đại tràng một lần, thậm chí bạn phải tiến hành việc này thường xuyên hơn nếu bạn có polyp hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng.

Nội soi trực tràng cũng là việc làm cần thiết để kiểm tra vùng hậu môn.

Ung thư đại trực tràng có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Nhưng, gần một nửa số trường hợp không được phát hiện cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn.

Tiêm chủng

Tiêm phòng uốn ván mỗi 10 năm một lần.

CDC cũng khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt là với những người dễ bị ốm.

Ở tuổi 65, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc tiêm vắc xin phế cầu khuẩn để dự phòng tình trạng nhiễm trùng. Các bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm: viêm xoang, viêm màng não, viêm phổi, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim và nhiễm trùng tai trong.

Những người trên 60 tuổi cũng nên được tiêm phòng bệnh zona.

Kiểm tra mắt

Người trưởng thành nên được kiểm tra sàng lọc về mắt ở tuổi 40. Các bác sỹ sẽ giúp bạn quyết định xem khi nào nên theo dõi các bệnh về mắt của bạn. Việc này sẽ có nghĩa là kiểm tra mắt hàng năm nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng và kiểm tra ít thường xuyên hơn nếu bạn không đeo kính. Tuổi già cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như bệnh cườm nước (glaucoma), hoặc đục thủy tinh thể cũng như các vấn đề suy giảm thị lực khác.

 

Kiểm tra sức khỏe răng miệng

Sức khỏe răng miệng càng trở nên quan trọng hơn khi bạn lớn tuổi. Nhiều người cao tuổi phải dùng những loại thuốc gây ra các ảnh hưởng đến răng miệng như anti-histamin, thuốc lợi tiểu hay thuốc chống trầm cảm. Việc này có thể dẫn đến việc mất đi hàm răng tự nhiên. Nha sỹ có thể sẽ tiến hành việc kiểm tra răng miệng cho bạn, bao gồm việc chụp X quang hàm và kiểm tra các vấn đề về răng, miệng, nướu và cổ họng.

Kiểm tra thính lực

Giảm thính lực thường là một phần của tuổi già. Hoặc đó có thể gây ra do một tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên có bài kiểm tra thính lực đồ 2-3 năm một lần. Đây là bài kiểm tra khả năng nghe của bạn với rất nhiều mức độ và cường độ khác nhau. Đa số các trường hợp giảm thính lực đều có thể chữa được, cho dù việc chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ giảm thính lực.

Kiểm tra mật độ xương

Khoảng 55% người trên 50 tuổi có các vấn đề về loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương. Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ loãng xương. Một bài kiểm tra mật độ xương sẽ đo lường khối xương của bạn – một chỉ số quan trọng để đánh giá xương chắc khỏe.

Kiểm tra vitamin D

Khoảng hơn 40% người trưởng thành thiếu vitamin D. Đây là loại vitamin giúp bảo vệ bộ xương. Vitamin D cũng có thể bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch, tiểu đường và một vài loại ung thư. Khi bạn lớn tuổi, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tổng hợp vitamin D. Bởi vậy, bạn cần kiểm tra vitamin D trong cơ thể hàng năm.

Xét nghiệm TSH

Đôi khi tuyến giáp – một tuyến nằm ở vùng cổ có tác dụng điều chỉnh tỷ lệ trao đổi chất, có thể không sản xuất đủ hoocmôn. Việc này có thể dẫn đến việc chậm chạp không nhanh nhẹn, tăng cân hoặc ngứa. Với nam giới, thiếu hoocmôn có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương. Một xét nghiệm máu thông thường có thể kiểm tra nồng độ hoocmôn TSH của bạn và xác định xem tuyến giáp có đang hoạt động tốt hay không.

Kiểm tra da

Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 5 triệu người phải điều trị các vấn đề của da. Cách tốt nhất đề phát hiện sớm các vấn đề về da liễu là kiểm tra các nốt ruồi mới xuất hiện hoặc các nốt ruồi nghi ngờ, và gặp bác sỹ da liễu một lần một năm để kiểm tra toàn cơ thể.

Kiểm tra tiểu đường

Năm 2012, có khoảng 29.1 người Mỹ bị tiểu đường. Mọi người nên được kiểm tra khi bắt đầu bước vào tuổi 45. Việc kiểm tra này sẽ được tiến hành bằng một xét nghiệm đường huyết nhanh.

Chụp X quang tuyến vú

Không phải tất cả các bác sỹ đều thống nhất về việc bao lâu phụ nữ nên kiểm tra tuyến vú và chụp X quang một lần. Một vài người cho rằng kiểm tra mỗi 2 năm một lần là tốt nhất. Nếu nguy cơ ung thư vú của bạn tăng do có tiền sử gia đình, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra tuyến vú và chụp X quang hàng năm.

Kiểm tra tế bào cổ tử cung (Pap Smear Test)

Phụ nữ trên 65 tuổi nên thường xuyên kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng. Kiểm tra vùng chậu sẽ giúp phát hiện các bất hường như việc tiểu tiện không tự chủ hoặc đau vùng chậu. Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung có thể không cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

Kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt có thể phát hiện bằng cả việc kiểm tra kỹ thuật số trực tràng và đo nồng độ kháng nguyên tuyến tiền liệt trong máu (PSA). Vẫn còn có nhiều tranh cãi về việc khi nào việc kiểm tra nên bắt đầu và với mức độ như thế nào. Khuyến cáo các bác sỹ nên kiểm tra với những người bệnh có  nguy cơ trung bình từ 50 tuổi trở lên và với người có nguy cơ cao (như có tiền sử gia đình) từ 40-45 tuổi.

Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm