Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những kiểu ăn uống dễ sinh tế bào ung thư

Ăn các món chiên, rán, đồ muối chua hay cá muối trong thời gian dài là điều kiện để ung thư phát triển. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm quen thuộc khác có thể làm chúng "e ngại".

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Điều quan trọng là tử vong vì bệnh ung thư có thể phòng tránh được. Khoảng 30-50% bệnh ung thư có thể ngăn ngừa bằng các lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, hợp lý hay sử dụng biện pháp chủng ngừa chống lại một số bệnh nhiễm trùng gây ung thư.

Thực phẩm "nuôi" tế bào ung thư

Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K Trung ương, cho biết có 5 dạng đồ ăn rất nhiều người Việt vẫn thường sử dụng, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách những đồ ăn gây tổn hại cơ thể, béo phì, bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tạo điều kiện cho ung thư phát triển, rút ngắn tuổi thọ.

Các món chiên, rán

Đó là các món như gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên... Những đồ ăn này có hàm lượng chất béo bão hòa (chất béo xấu) cao, nếu dung nạp một thơi gian dài sẽ gây tăng cân, béo phì. Đặc biệt, chúng được xếp vào nhóm 2 theo Tổ chức Y tế Thế giới về khả năng gây ung thư.

Dưa muối, cà muối

Dưa, cà muối vừa có nồng độ muối cao, vừa có khả năng sản sinh thành nitrat trong quá trình lên men. Chất này chính là tác nhân gây nên một số loại ung thư như ung thư dạ dày, đại trực tràng, vòm mũi họng…

Thực phẩm chế biến sẵn

Xúc xích, thịt xông khói, giăm bông... được xếp vào nhóm 1 các thực phẩm có nguy cơ gây ung thư theo WHO từ 2015. Mức độ nguy hiểm này tương đương với hút thuốc lá. Rất nhiều người bệnh ung thư đường tiêu hóa đều có thói quen sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như vậy.

Cá muối

Các nước châu Á có thói quen ăn đồ muối mặn, trong đó có cá muối. Tuy vậy, chính các đồ ăn này lại được xếp vào nhóm đồ ăn có nguy cơ cao gây ung thư vòm, ung thư họng miệng.

Ăn quá nóng

Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi niêm mạc của vùng hầu họng, khoang miệng, thực quản, đường ruột. Thậm chí, nó còn có thể gây ra những biến đổi ác tính của các cơ quan trên, từ đó, khối u ác tính sẽ hình thành.

Phó trưởng khoa Ngoại  Bệnh viện K Trung ương, cũng chỉ ra những loại thực phẩm có thể khiến các tế nào ung thư "e ngại". Nếu sử dụng hàng ngày, chúng có thể giúp ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

Các loại rau họ cải

Bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, cải thảo... chứa hàng loạt chất dinh dưỡng có lợi như carotenoid (beta-carotene, lutein, zeaxanthin), vitamin C, E, K (giúp làm sáng, khỏe), folate và chất khoáng (mangan, đồng, magie, phospho).

Isothiocyanates và sulforaphane trong súp lơ được khẳng định có tác dụng chống ung thư, điều hòa hệ tim mạch, cân bằng sản xuất glucose, tăng cường chức năng thải độc. Các loại ung thư “e ngại” với thực phẩm này có là ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vú và bàng quang.

Tỏi

Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi gây ra mùi đặc trưng, có thể khiến chúng ta không dễ chịu. Tuy nhiên, chính nó là yếu tố giúp ngăn chặn các chất gây bệnh, tăng sửa chữa DNA của tế bào, giảm khả năng sinh ra tế bào ung thư.

Rau chân vịt

Loại rau này rất giàu carotenoid, giúp loại bỏ gốc tự do ra khỏi cơ thể. Gốc tự do chính là nguyên nhân hình thành nên các biến đổi sinh ung thư. 3 loại ung thư “kiêng nể” rau chân vịt đó là ung thư phổi, gan, tiền liệt tuyến.

Nho khô

Nho khô rất giàu chất xơ, sắt, thúc đẩy lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành các khối u trong cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:http://12 tuổi mắc ung thư đại trực tràng, bệnh không còn ở người trung tuổi.

Phương Anh - Theo ZingNews
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm