Sau khi tập luyện, chơi thể thao, cơ thể cần được bù nước cũng như các chất điện giải thiết yếu.
Chất điện giải là gì?
Chất điện giải là các khoáng chất mang điện tích, tham gia vào sự cân bằng dịch của cơ thể, điều hòa huyết áp và hoạt động của hệ thần kinh. Nói tới chất điện giải, ta thường nghĩ tới các chất khoáng như natri, kali, magne, hay calci.
Vai trò nổi bật của natri và kali là duy trì cân bằng chất lỏng trong tế bào và cơ thể. Natri là nguyên tố chủ yếu của dịch ngoài tế bào, có vai trò quan trọng trong việc duy trì thẩm thấu dịch, kích thích dẫn truyền thần kinh, giúp cân bằng độ pH và bảo vệ cơ thể khỏi sự mất dịch. Trái lại, kali chiếm tỷ lệ lớn trong dịch nội bào, giúp điều chỉnh các chất cân bằng điện giải, giúp cơ co thắt và để điều chỉnh chức năng bình thường của não, tim và thần kinh.
Quá trình tiết mồ hôi làm mất đi một lượng nước và chất điện giải đáng kể.
(Ảnh: Running Directions)
Cơ thể con người có cơ chế hoàn hảo để duy trì cân bằng giữa natri, kali và các chất điện giải khác. Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng điện giải có thể xảy ra khi bạn tập thể thao cường độ lớn hoặc sốt cao. Khi tập thể dục, cơ thể bạn mất đi cả 3 yếu tố: Chất dịch, carbohydrate (năng lượng cho cơ bắp) và chất điện giải. Trong đó, natri dễ bị mất đi nhất qua mồ hôi và cần được bổ sung qua đường ăn uống.
Dấu hiệu bạn cần bổ sung chất điện giải
Tùy vào cường độ và môi trường luyện tập, bạn cần bổ sung điện giải sau khoảng 60-90 phút từ khi bắt đầu bài tập. Một số môn cường độ cao (tennis, điền kinh) hay tập thể hình có thể khiến bạn đổ nhiều mồ hôi, mất nhiều muối hơn đi bộ nhẹ nhàng. Đặc biệt, lượng điện giải mất đi nhiều hơn trong ngày nóng ẩm, hoặc khi tập luyện ở địa hình đồi núi.
Trong trường hợp mất điện giải nghiêm trọng, bạn có thể thấy các tinh thể muối bám lên đồ tập, trên da khi luyện tập cường độ cao. Triệu chứng nhịp tim giảm, cảm giác thèm đồ mặn, chóng mặt, co giật cơ bắp và chuột rút… cũng có thể cảnh báo tình trạng mất cân bằng điện giải.
Cách lựa chọn thức uống bổ sung điện giải
Bạn nên bổ sung thêm đồ uống thể thao, nước điện giải tùy theo cường độ luyện tập.
Khi tập thể thao cường độ cao, hoặc đổ nhiều mồ hôi, uống một lượng lớn nước lọc có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn. Tình trạng này có thể xảy ra khi lượng lớn nước lọc được đưa vào cơ thể. Hậu quả là nồng độ chất điện giải trong cơ thể tụt xuống thấp, làm gián đoạn chức năng của các tế bào thần kinh. Các triệu chứng xuất hiện là mất phương hướng, co giật, hôn mê và nghiêm trọng hơn là tử vong.
Người tập thể thao cần bổ sung thêm các loại thức uống phù hợp với từng bộ môn cụ thể. Thức uống điện giải cũng được chia làm 3 nhóm dựa trên tỷ lệ điện giải – đường:
- Isotonic (thức uống có nồng độ muối và đường tương tự trong cơ thể người, 6% carbohydrate): Đây là sự lựa chọn phổ biến nhất cho người tập thể dục, khi chơi những môn thể thao đòi hỏi chạy nước rút liên tục như bóng đá.
- Hypotonic (thức uống có nồng độ muối và đường thấp hơn máu, chứa 0-4% carbohydrate, nhiều điện giải): Thức uống này phù hợp với người cần bù đắp nước ngay lập tức bởi khả năng hấp thu nhanh hơn. Chúng thường ở dạng viên nén hoặc dạng bột, dùng để pha với nước theo tỷ lệ phù hợp.
- Hypertonic (thức uống có nồng độ muối và đường cao hơn máu, 10-12% carbohydrate): Trái với hypotonic, dạng thức uống này ưu tiên bổ sung năng lượng qua carbohydrate, phù hợp với vận động viên thi đấu đường dài.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Những loại đồ uống giàu chất điện giải.
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn