Gần đây các tin tức về bắt cóc lan truyền chóng mặt khiến bố mẹ lo sợ hơn bao giờ hết. Đề phòng là quan trọng nhất, hãy dạy con những kĩ năng cần thiết sau để đối phó với bọn bắt cóc.
Khi kẻ bắt cóc chụp lấy bé, hét to để tìm kiếm sự cầu cứu, gây chú ý là một việc hết sức quan trọng. Tiếng hét còn là động lực để thúc đẩy con vùng vẫy mạnh hơn thoát khỏi tay kẻ xấu.
Nên tập cho bé hét to từ 'bắt cóc' và 'cháy nhà'. Vì bọn buôn người ngày càng tinh vi, chúng có thể sẽ nói bé là con của mình khi bé hô 'bắt cóc', từ đó người đi đường sẽ không chú ý nhiều. Và nếu bé hô to 'cháy nhà' sẽ khiến kẻ tấn công bị phân tán ý chí, từ đó con có thể dễ dàng vùng chạy thoát thân. Nên tập cho bé cả 2 khẩu hiệu này để phòng khi rui ro nhất.
Bạn hoàn toàn có thể lồng ghép việc hô khẩu hiệu khi chơi đùa cùng con, vừa tăng cường ý thức cho con, vừa luyện phản xạ nhanh chóng.
Hãy dạy cho con cách xử lí khi bị lạc, nếu con thấy mình lạc mất bố mẹ thì cần chạy ngay vào các khu vực có bảo vệ như siêu thị mini, các cửa hàng lớn... và tìm cách liên lạc về cho bố mẹ, vì không phải lúc nào cũng có thể thấy được công an, nên hướng dẫn bé vào các khu vực công cộng có bảo vệ và quản lí sẽ linh động hơn.
Bạn hoàn toàn có thể dạy con, chỉ cho con những người mặc đồng phục bảo vệ, quản lí... khi đi siêu thị, các cửa hàng... để bé biết được đặc điểm nhận dạng của những người an toàn, có thể hỗ trợ khi con đi lạc.
Cha mẹ hãy cùng trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ khi bé xem những video này để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống tương tự có thể xảy ra với trẻ nếu trẻ gặp phải.
Một trong những chiêu thức dụ người của bọn bắt cóc chính là các món quà hấp dẫn, bố mẹ hãy dạy con từ chối món quà của người lạ. Giải thích rõ cho bé người lạ là người chưa bao giờ gặp mặt, sẽ nói năng ngọt ngào và dụ dỗ con khi bố mẹ không ở gần bên.
Có thể nói rõ cho con biết rằng những món quà đó thường có thuốc mê gây mất lí trí khi ngửi hoặc ăn phải, rất nguy hiểm nếu con nhận chúng. Các món quà thường được kẻ bắt cóc dùng làm mồi như là đồ chơi, bánh kẹo, hứa hẹn dẫn đi chơi...
Dạy con thuộc ít nhất là 1 số điện thoại của người thân trong gia đình, và dặn dò con không được tiết lộ với người lạ, phòng kẻ xấu có ý đồ. Chỉ đưa thông tin cho người 'lạ an toàn' khi thật cần thiết.
Để cẩn thận hơn, khi đi xa hoặc đến nơi đông người, bố mẹ có thể viết thông tin liên hệ vào 1 mảnh giấy, sau đó bỏ vô túi quần, áo của con phòng ngừa lúc bị thất lạc. Và nhớ dặn dò con không tùy tiện đưa thông tin cho kẻ lạ, chỉ đưa cho những người 'an toàn' mà bố mẹ hướng dẫn.
Người lạ an toàn là người mà con có thể tin tưởng như cảnh sát giao thông, bảo vệ, nhân viên bán hàng trong siêu thị… những người bé có thể nhờ giúp đỡ khi bị lạc, có người theo dõi.
Trẻ con thường được dạy là nên thương yêu và giúp đỡ mọi người, lợi dụng điều này kẻ xấu thường giả danh nhờ lòng tốt của con trẻ mà dụ dỗ chúng rời xa khỏi vòng an toàn rồi thực hiện bắt cóc. Bạn cần dạy con trẻ, nếu người ta thật sự cần giúp đỡ, họ sẽ tìm đến người lớn hơn chứ không phải là trẻ em.
Và con cần tránh xa những người gạ gẫm giúp đỡ với câu nói đại loại như sau:
– Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/… đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay
– Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé.
– Có một bà cụ bị gãy tay, con đến phụ cô giúp bà lão đó nha.
– Có bạn muốn gặp con, bạn nhờ cô nhắn con ra ngoài đó.
– Con chó của chú đang bị lạc, con cùng đi tìm giúp chú nhé
Nếu có người lạ đến nói với bé những điều trên thì họ đều là đối tượng đáng nghi ngờ. Hãy dạy con đối đáp với người lạ: 'Cháu không quen cô/chú. Mẹ/bố cháu ở kia, để cháu hỏi ý mẹ/bố đã'.
Bọn bắt cóc ngày càng táo tợn, chúng sẵn sàng uy hiếp, giằng co con trẻ ngay cả khi có người lớn cạnh bên. Chính vì thế, nếu gặp trường hợp này, hãy hô to 'cướp', để thu hút sự chú ý của mọi người, không kêu 'cứu với' vì mọi người sẽ dễ hiểu nhầm là bạn đang nô đùa cùng trẻ.
Nếu bọn cướp giằng được trẻ và uy hiếp bằng vũ khí có thể gây sát thương, thì lập tức nhìn kĩ đặc điểm khuôn mặt, xe, biển số xe...để báo công an ngay lập tức.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.