Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểm họa sức khỏe toàn cầu trong bối cảnh 2019

Dưới đây là những vấn đề sức khỏe đang cần thêm nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới vào năm 2019.

Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong các vấn đề sức khỏe. Những vấn đề này thực sự đa dạng, từ đợt bùng phát của các bệnh lây nhiễm như sởi, bạch hầu đến mức độ kháng thuốc của vi khuẩn, thói quen sống hay các mức độ lớn hơn như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

1. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu

Mỗi ngày, có tới 9 trên 10 người phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Năm 2019, ô nhiễm không khí được WHO đánh giá như mối nguy hiểm môi trường hàng đầu đối với sức khỏe con người. Các chất ô nhiễm siêu vi trong không khí có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn và hô hấp, gây hại cho tim, phổi, não và giết chết 7 triệu người mỗi năm bởi các bệnh như ung thư, đột quỵ và các bệnh về tim phổi. Khoảng 90% các ca tử vong này xảy ra tại các nước thu nhập thấp và trung bình với lượng khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp, nông nghiệp hay chỉ đơn giản là do các hoạt động sinh hoạt đốt bếp tại các hộ gia đình.

Nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí (đốt nhiên liệu) là nhân tố đóng góp lớn trong quá trình biến đổi khí hậu, tác động đến sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Trong khoảng những năm từ 2030 đến 2050, biến đổi khí hậu được dự báo là có thể gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm bởi suy dinh dưỡng, rốt sét, tiêu chảy và sốc nhiệt.

Tháng 10 năm 2018, WHO lần đầu tiên tổ chức một hội thảo toàn cầu về Ô nhiễm không khí và sức khỏe tại Geneva. Các quốc gia và tổ chức tham gia đã đồng thuận cam kết cải thiện 70% chất lượng không khí trên toàn thế giới. 2019 sẽ là năm hướng đến mục tiêu nâng cao các hoạt động tăng cường bảo vệ khí hậu toàn thế giới. Mặc dù vậy, nhiệt độ thế giới vẫn đang nóng lên hơn 3 độ C trong thế kỷ này.

2. Các bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, ung thư, tim mạch đang đóng góp đến 70% các trường hợp tử vong trên thế giới, tương đương với 41 triệu người.  Và bất ngờ thay, trong số đó có tới 15 triệu người chết sớm, trong độ tuổi chỉ từ 30 đến 69.

Đa phần các ca tử vong này (trên 85%) là ở các khu vực thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Nguyên nhân cơ bản của các bệnh này được gây ra chủ yếu bởi 5 yếu tố nguy cơ chính: hút thuốc, lười vận động, uống rượu bia, chế độ ăn không lành mạnh và ô nhiễm không khí. Không chỉ vậy, những yếu tố này cũng gây nên các vấn đề sức khỏe tâm thần.

3. Đại dịch cúm

Điều duy nhất mà chúng ta không biết được khi nào xảy ra và mức độ nguy hiểm như thế nào chính là đại dịch cúm trên toàn thế giới. Hệ thống phòng thủ toàn cầu chỉ có hiệu quả như liên kết yếu nhất trong hệ thống ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp cho hệ thống sức khỏe của bất kỳ quốc gia nào.

Hàng năm, WHO đều khuyến cáo nên đưa những chủng vắc xin cúm nào áp dụng để bảo vệ chúng ta khỏi các dịch cúm mùa. Trong trường hợp một chủng cúm mới có tiềm năng phát triển thành dịch, WHO đã thiết lập các mối quan hệ đối tác cần thiết để đảm bảo sự tiếp cận hiệu quả và công bằng trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị cúm,đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

4. Các khu vực đói nghèo, khu vực dễ bị tổn thương

Hơn 1,6 tỷ người trên thế giới (chiếm 22% dân số) hiện đang sống trong những khu vực khủng hoảng kéo dài (kết hợp với những vấn đề như khô hạn, nạn đói, xung đột, các vấn đề dịch chuyển dân số) và dịch vụ y tế yếu kém khiến người dân tại các khu vực này không có điều kiện để tiếp xúc với những chăm sóc y tế cơ bản nhất.

Sức khỏe yếu kém là tình trạng xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Hiện nay, một nửa số mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu duy trì sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em vẫn chưa được đáp ứng.

WHO vẫn tiếp tục làm việc với các quốc gia trên thế giới nhằm nâng cao khả năng của hệ thống y tế giúp dự báo và đáp ứng lại dịch bệnh tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bao gồm cả hệ thống tiêm chủng.

5. Tình trạng kháng kháng sinh

Sự phát triển của kháng sinh, các loại thuốc kháng khuẩn và thuốc chống sốt rét là một trong những thành công lớn nhất của nền y học hiện đại. Và hiện tại, kỷ nguyên của những loại thuốc này đang cạn kiệt. Kháng kháng sinh đe dọa sẽ đưa chúng ta trở lại thời điểm con người chật vật trong việc điều trị các loại bệnh nhiễm trùng cho dù đơn giản hay phức tạp. Không còn khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẫu thuật và các dạng điều trị hóa trị ở bệnh nhân.

Lao kháng thuốc đang là một trở ngại đáng sợ ở căn bệnh hiện mắc tới 10 triệu người trên thế giới với 1,6 triệu người chết mỗi năm. Trong năm 2017, khoảng 600.000 trường hợp mắc bệnh lao đã kháng với rifampicin-loại thuốc hiệu quả nhất điều trị lao hiện nay.

Kháng thuốc thay đổi do sự lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức ở con người. Bên cạnh đó, nó còn chịu ảnh hưởng ở động vật do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

WHO đang cố gắng đặt ra một mục tiêu chung cho kế hoạch toàn cầu nhằm ngặn tình trạng kháng kháng sinh phát triển bằng cách tăng nhận thức và hiểu biết của mọi người, giảm nhiễm trùng và khuyến khích việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: 9 căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trên thế giới

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổ chức Y tế thế giới
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm