Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần làm trước khi thực hiện chế độ ăn không gluten

Bạn đã từng nghĩ đến việc thử chế độ ăn không gluten để xem nó có hiệu quả với vấn đề tiêu hóa hoặc những triệu chứng mạn tính mà bạn mắc phải?

Một số người cho biết họ cải thiện rất đáng kể khi họ giảm lượng gluten trong chế độ ăn. Nếu bạn đang nghĩ về việc thử chế độ ăn này, có một số bước quan trọng bạn nên tuân theo:

1. Kiểm tra bệnh celiac

Đừng bỏ qua bước này!

Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch ăn không gluten và về việc kiểm tra bệnh celiac. Điều này rất quan trọng bởi bạn vẫn cần ăn thực phẩm chứa gluten như lúa mạch, lúa mì vào thời điểm làm xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác nhất. Có nhiều lí do tại sao việc xác định bạn có mắc bệnh celiac hay không lại quan trọng:

  • Nếu bạn mắc bệnh celiac, bạn sẽ không bao giờ ăn được bất kì loại thức ăn chứa gluten nào mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cả. Nếu bạn không mắc bệnh celiac, nhưng nhạy cảm với gluten, thực đơn của bạn có thể sẽ linh động hơn.
  • Bệnh celiac bao gồm việc theo dõi sức khỏe cũng như xét nghiệm định kỳ. Nếu bạn chỉ nhạy cảm với gluten, thì những việc này sẽ không cần thiết.

Xét nghiệm chẩn đoán ban đầu bệnh celiac được thực hiện qua xét nghiệm máu.

Nếu xét nghiệm máu dương tính hoặc thậm chí âm tính nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ bạn mắc bệnh, bước tiếp theo được khuyến cáo là nội soi. Trong thủ thuật này, mẫu sinh thiết ruột non được lấy để kiểm tra mức độ tổn thương của lông mao, phủ trên bề mặt ruột.

Chú ý: bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích có nguy cơ mắc bệnh celiac cao.

2. Thử chế độ ăn hạn chế

Một khi bạn hoàn thành những xét nghiệm cần thiết cho bệnh celiac, bạn có thể thử chế độ ăn hạn chế để xem ảnh hưởng của chế độ ăn không gluten ảnh hưởng thế nào đến triệu chứng của bạn.

Trên lí thuyết việc tuân theo chế độ ăn hạn chế có thể rất dễ dàng. Nhưng trên thực tế, nó có thể khá khó. Áp lực thèm ăn và áp lực từ bạn bè có thể khiến bạn mất đi ý chí. Hãy tránh những vấn đề này trước khi nó tiến triển. Nói chuyện với gia đình về việc bạn bạn đang làm gì và tại sao bạn lại làm như vậy. Hãy đảm bảo họ hiểu bạn đang thử làm điều này do bạn đang tìm cách để cảm thấy tốt hơn.

Bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc một số người sẽ không thấu hiểu như những người khác, do vậy, hãy dành nhiều thời gian với những người hiểu bạn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tạo lập thói quen.

Thử chế độ ăn không gluten trong thời gian khoảng 2-4 tuần và đánh giá tác dụng của nó với những triệu chứng của bạn. Nếu bạn cảm thấy tốt hơn khi ăn chế độ ăn này, bạn có thể quyết định tiếp tục duy trì. Đảm bảo bạn có chế độ ăn cân đối dinh dưỡng và bạn không phụ thuộc quá nhiều vào thực phẩm chế biến sẵn không chứa gluten do chúng có chứa hàm lượng calo cao.

Nếu bạn không thấy có sự thay đổi nào, và bạn không mắc bệnh celiac, bạn có thể từ từ bắt đầu thêm thức ăn chứa gluten vào chế độ ăn và đánh giá lại ảnh hưởng của nó lên hệ tiêu hóa.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo verywell
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2023

    Tránh 4 sai lầm này khi điều trị tay chân miệng

    Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.

  • 09/12/2023

    Những sai lầm về dinh dưỡng cản trở sự phát triển cơ bắp

    Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.

  • 09/12/2023

    Triệu chứng ung thư tụy

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.

  • 08/12/2023

    6 thực phẩm ít natri tốt cho tim

    Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.

  • 08/12/2023

    Cách duy trì cân nặng khỏe mạnh khi về già

    Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?

  • 08/12/2023

    Bạn có biết, dậy thì sớm dễ bị mắc các bệnh đái tháo đường type 2 và đột quỵ ở tuổi trưởng thành không?

    Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.

  • 08/12/2023

    Tạo kiểu tóc bằng nhiệt độ cao có thể gây hại cho sức khỏe

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.

  • 08/12/2023

    Tại sao bạn nên giữ sạch nhà cửa vào mùa đông?

    Bạn có thể không thích thời tiết mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm. Nhưng việc ở trong nhà vào mùa đông có mang lại những lợi ích đáng kể. Mùa đông cũng là thời điểm hoàn hảo để làm sạch hoàn toàn không gian trong ngôi nhà của bạn.

Xem thêm