Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về ung thư bàng quang ở phụ nữ

Nếu bạn có nguy cơ bị ung thư bàng quang thì dưới đây là những gì bạn cần biết về loại ung thư phổ biến thứ năm tại Mỹ và làm thế nào để nhận ra những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh.

Những điều cần biết về ung thư bàng quang ở phụ nữ 

Ung thư bàng quang thường bị chẩn đoán nhầm

Các triệu chứng ung thư bàng quang thường chỉ thoáng qua, đặc biệt là những triệu chứng ở nữ giới. Nam giới có thể sẽ nhận thấy trong nước tiểu có máu, nghĩa là nước tiểu có thể sẽ có màu hơi hồng hoặc thậm chí là đỏ.

Nữ giới cũng có thể xuất hiện triệu chứng này, đi kèm là cảm giác đau khi đi tiểu. Tuy nhiên, một điều không may là những triệu chứng này lại rất giống với tình trạng viêm đường tiết niệu. Nữ giới có thể nghĩ là họ đang đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều người thậm chí còn tưởng rằng mình bị viêm đường tiết niệu và điều trị tình trạng này trong nhiều tháng. Chỉ đến khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, máu trong nước tiểu nhiều hơn, họ bị đau và khó chịu vùng chậu thì họ mới nhận ra rằng, họ bị ung thư bàng quang chứng không phải là viêm đường tiết niệu.

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Ung thư bàng quang là căn bệnh phổ biến hơn ở nam giới, tỷ lệ mắc cao gấp 3 lần tỷ lệ bệnh ở nữ giới. Mặc dù Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng tỷ lệ ung thư bàng quang ở nữ giới đang giảm đi, nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, một số phụ nữ thực ra lại có nguy cơ cao hơn. Yếu tố nghề nghiệp khiến phụ nữ phải phơi nhiễm với một số chất hóa học độc hại, ví dụ như nghề thợ làm tóc, và do vậy, có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh của phụ nữ.

Ngoài ra, việc tăng tỷ lệ bệnh ở phụ nữ cũng có thể là do tăng số trường hợp đến khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ tử vong vì ung thư bàng quang cao hơn

Ung thư bàng quang thường được coi là bệnh của nam giới lớn tuổi, do vậy, bệnh ở nữ giới thường bị bỏ qua cũng như phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hơn. Tuy vậy, một nghiên cứu năm 2010 gợi ý rằng, chẩn đoán muộn không thể lý giải hoàn toàn cho sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong giữa nam và nữ. Có những yếu tố tiềm ẩn khác cũng có thể sẽ làm giảm khả năng sống sót của nữ giới bị ung thư bàng quang.

Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần không làm tăng nguy cơ của bạn

Mặc dù có một số loại ung thư bàng quang có liên quan với tình trạng viêm đường tiết niệu mạn tính, nhưng mối liên quan này dường như rất nhỏ. Ung thư biểu mô tế bào vảy ở bàng quang là một dạng ung thư có liên quan đến viêm đường tiết niệu, và chỉ chiếm khoảng 5% tổng số ca ung thư. Do vậy, bạn cần nhớ rằng, bạn bị viêm đường tiết niệu không có nghĩa là bạn có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn. Nên cởi mở trao đổi với bác sỹ về bất cứ triệu chứng nào làm bạn lo lắng.

Yếu tố nguy cơ chính là gì?

Hút thuốc lá! Ở cả nam giới và nữ giới, 80% số ca ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá. Đa số những người hút thuốc lá thường chỉ lo lắng về ung thư phổi, đầu mặt hoặc ung thư thực quản mà rất ít người lo lắng về ung thư bàng quang.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm: yếu tố di truyền (5%) và phơi nhiễm với các chất hóa học (15%) ví dụ như phơi nhiễm với các amin thơm. Những người làm trong ngành công nghiệp hóa học, thuốc nhuộm, công nghiệp cao su sẽ có nguy cơ cao hơn, bao gồm cả thợ làm tóc, theo một báo cáo được xuất bản trên tạp chí Environment Health.

Nếu bạn không hút thuốc và không có tiền sử gia đình bị bệnh, nguy cơ bị ung thư bàng quang của bạn sẽ tương đối thấp. Phụ nữ sau mãn kinh thường bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn do sự sụt giảm lượng estrogen sẽ kích thích vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng của bạn không cải thiện sau khi dùng nhiều loại kháng sinh, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để xem xét sớm về tình trạng ung thư bàng quang.

Chẩn đoán

Bác sỹ có thể sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật của gia đình bạn và tiến hành thăm khám để kiểm tra xem bạn có khối u hay không.

Bạn cũng có thể sẽ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem trong nước tiểu có máu hoặc các chất khác hay không. Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn bị ung thư, bạn sẽ được giới thiệu đến khoa thận tiết niệu để tiến hành soi bàng quang. Thủ thuật này sẽ được tiến hành bằng cách đặt một ống nhỏ có gắn camera qua niệu đạo vào bàng quang để quan sát lớp niêm mạc bàng quang.

Điều trị

Bác sỹ sẽ xác định xem tình trạng ung thư của bạn là khu trú hay đã lan rộng. Nếu ung thư khu trú, tức là chỉ có bàng quang bị ảnh hưởng thì bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ mô bàng quang.

Phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, một số bệnh nhân có thể sẽ cần phải tiến hành hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, hóa trị trước phẫu thuật có thể giúp thu nhỏ kích thước khối u và giúp quá trình phẫu thuật diễn ra dễ dàng hơn.

Bác sỹ có thể cứu sống tính mạng của bạn

Trước đây, khi ung thư bàng quang đã lan đến các cơ và cơ quan xung quanh, tiên lượng bệnh thường rất kém. Cứ 8 trường hợp ung thư bàng quang sẽ có 1 trường hợp được chẩn đoán muộn ở giai đoạn 4, tức là khi đó, tình trạng ung thư đã di căn. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ rất khó chữa khỏi vì có rất ít lựa chọn điều trị, tỷ lệ sống sót chỉ là khoảng 12-15%.

Tuy nhiên, với những tiến bộ về y học trong vòng 3 năm gần đây, việc điều trị ung thư bàng quang đã hoàn toàn thay đổi. Với sự phát triển của liệu pháp miễn dịch trị liệu làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể với tình trạng ung thư, tiên lượng của tình trạng ung thư bàng quang đã trở nên khả quan hơn.  Mặc dù bây giờ vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về việc loại thuốc này ảnh hưởng đến tỷ lệ sống như thế nào, nhưng đã có rất nhiều bệnh nhân đáp ứng tốt với liệu pháp này và đây là giải pháp có thể cứu sống họ. Trên thực tế, tình trạng ung thư đã biến mất ở rất nhiều bệnh nhân và giúp họ có thể sống bình thường, khỏe mạnh trong vòng 2-3 năm kể từ khi bắt đầu điều trị.

Thông tin thêm trong bài viết: 12 dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang kẽ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm