Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về Salonpas

Hãy cùng tìm hiểu miếng dán giảm đau Salonpas hoạt động như thế nào.

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc sử dụng miếng dán Salonpas để giảm đau? Bạn có thể mua miếng dán Salonpas thay vì thuốc giảm đau khi bị bong gân và căng cơ, khớp như đau lưng, đau cổ hoặc vai.

Hãy cùng tìm hiểu miếng dán giảm đau Salonpas (chứa methyl salicylate và levomenthol) hoạt động như thế nào.

Miếng dán Salonpas làm giảm đau như thế nào?

Các miếng dán có chứa hai thành phần chính, là methyl salicylate và levomenthol. Những loại thuốc này được hấp thụ từ từ vào da qua miếng dán. Methyl salicylate được chuyển hóa thành axit salicylic, có tác dụng chống viêm giúp giảm bất kỳ triệu chứng viêm nào ở cơ hoặc khớp. Methyl salicylate cũng hoạt động như một chất chống kích ứng và tạo ra cảm giác nóng trong da, làm bạn mất tập trung vào cơn đau và làm giảm nhận thức của bạn về nó. Levomenthol cũng có tác dụng chống kích ứng và giảm đau.

Thông tin chính về miếng dán Salonpas

- Miếng dán Salonpas chỉ phù hợp cho người lớn từ 18 tuổi trở lên.

- Không sử dụng chúng nếu bạn bị dị ứng với aspirin hoặc ibuprofen, khi bạn bị loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa hoặc các vấn đề chảy máu khác, khi bạn bị suy tim, suy thận hoặc gan nặng, khi bạn đang mang thai hoặc cố gắng mang thai.

- Dán một miếng dán vào vùng da bị đau và giữ trong vòng 8 đến 12 giờ.

- Không sử dụng nhiều hơn một miếng dán cùng một lúc. Không sử dụng nhiều hơn hai miếng dán trong 24 giờ.

- Không sử dụng miếng dán lên da bị hở, viêm hoặc nhiễm trùng.

- Các tác dụng phụ phổ biến nhất là cảm giác nóng, ngứa và đỏ nơi bạn dán các miếng dán. Một số trường hợp có thể bị đau đầu.

- Không dán lên mặt hoặc bộ phận sinh dục.

- Không sử dụng các miếng dán trong hơn ba ngày liên tiếp. Nếu cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc không được cải thiện sau ba ngày, bạn nên xin lời khuyên từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Ai không nên sử dụng miếng dán Salonpas?

Miếng dán giảm đau Salonpas không phù hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, hoặc cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng chúng nếu bạn:

  • Đã từng có phản ứng dị ứng, chẳng hạn như lên cơn hen suyễn, nổi mẩn ngứa hoặc sưng môi, lưỡi và cổ họng, sau khi dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm khác, ví dụ như ibuprofen hoặc diclofenac
  • Bị loét dạ dày hoặc xuất huyết đường tiêu hóa
  • Bị suy tim, suy thận nặng hoặc các vấn đề về gan
  • Bị chảy máu hoặc rối loạn đông máu.

Nhận tư vấn y tế từ dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng miếng dán nếu bạn:

  • Có độ tuổi trên 60
  • Có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn
  • Có tiền sử rối loạn ảnh hưởng đến dạ dày hoặc ruột, ví dụ nếu bạn bị khó tiêu hoặc ợ nóng trong một thời gian dài
  • Bạn đang cho con bú
  • Đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin
  • Đang sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm khác như ibuprofen hoặc diclofenac.

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi sử dụng miếng dán kéo dài hoặc lặp đi lặp lại. Nếu da của bạn rất đau hoặc bị viêm sau khi áp một miếng dán, hoặc nếu bạn thấy mình có phản ứng dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng các miếng dán.

Salonpas với các loại thuốc khác

Sử dụng miếng dán Salonpas kết hợp với paracetamol đem lại tác dụng tốt. Bạn cũng có thể sử dụng chúng cùng với thuốc giảm đau loại opioid như codein, co-codamol, tramadol hoặc morphin.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi dược sĩ trước khi sử dụng miếng dán Salonpas với các loại thuốc khác có chứa thuốc giảm đau chống viêm tương tự, ví dụ như aspirin, ibuprofen, diclofenac hoặc naproxen, vì loại thuốc này có thể không phù hợp với tất cả mọi người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách xử trí bong gân

 

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm