Mọi tổn thương các mô cơ thể đều được các đầu dây thần kinh (DTK) tiếp nhận chuyển các tín hiệu lên não. Cảm nhận đau nhiều hay ít phụ thuộc vào tâm lỳ của người bệnh cho nên đau sẽ nặng lên khi người ta lo âu hoặc sợ hãi. nhiều khi chỉ cần giải thích cho bệnh nhân về nguyên nhân đau cũng đã đủ làm giảm đau rất nhiều, thậm chí hết hẳn đau.
Các thuốc chống rối loạn lo âu làm giảm đau. Một số thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách ngăn chặn những xung động đau sẽ giảm đau cho những bệnh nhân đau dây thần kinh về chứng đau này không đáp ứng với các thuốc giảm đau (TGĐ) thường dùng.
Các thuốc giảm đau
TGĐ được chia thành thuốc opioid (chẳng hạn morphin) và thuốc không opioid. Thuốc không opioid bao gồm những TGĐ khác nhau như paracetamol, nefopan và cả những thuốc chống viêm không steroid (TCVKS), quen thuộc nhất là aspirin. Các thuốc gây tê tại chỗ cũng được dùng để giảm đau.
Thuốc opioid và paracetamol đều tác động trực tiếp đến não và tủy sống để thay đổi cảm nhận đau. Chúng có tác dụng giống các endorphin là những hormon tự nhiên được não sản xuất ra để cắt cảm giác đau dẫn truyền từ tế bào này sang tế bào khác. TCVKS ngăn chặn sự kích thích các đau tận cùng DTK tại nơi đau.
Điều trị đau thường bắt đầu bằng cách dùng paracetamol hoặc TCVKS. Nếu tất cả hai thuốc này đều không giảm được đau, bác sĩ sẽ phối hợp chúng với nhau. Một thuốc opioid có tác dụng vừa phải như codein cũng có thể được dùng đến. Nếu các thuốc trên không công hiệu phải dùng loại opioid mạnh hơn như morphin.
Ngày nay các TGĐ dạng uống cũng có tác dụng giảm đau không kém gì các loại dạng tiêm trong điều trị đau nặng.
Thuốc giảm đau không opioid
- Paracetamol
Thuốc tác dụng bằng cách làm giảm sản xuất prostaglandin ở não paracetamol không tác động gì đến sản xuất prostaglandin ở phần còn lại của cơ thể cho nên không giảm được hiện tượng viêm, mặc dù có thể làm giảm sốt.
Dùng paracetamol hàng ngày để chữa đau như đau đầu, đau răng, đau khớp. Nếu dùng thuốc đúng đây là loại thuốc an toàn nhất; nhưng nếu dùng quá lâu sẽ gây tổn thương nặng cho gan và thận, thậm chí gây tử vong. Ngoài nghiện rượu dễ bị ngộ độc thuốc.
- Thuốc chống viêm không sterold (TCVKS) aspirin
Được dùng từ nhiều năm nay để giảm đau và hạ sốt, aspirin cũng làm giảm viêm bằng cách ngăn chặn sản xuất prataglandin là những chất gây phù nề và đau ở những mô bị viêm. Aspirin có công hiệu tốt trong điều trị đau đầu, đau răng đau trong bệnh thấp khớp nhẹ, đau họng. Nếu dùng đều đặn aspirin sẽ giảm đau và viêm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mạn tính.
Aspirin thường được phối hợp với một số thuốc khác; còn được dùng để điều trị một số rối loạn máu vì thuốc có tác dụng chống đông máu, cho nên những người mắc chứng máu chậm đông không nên dùng thuốc này.
Thuốc cũng được dùng ở dạng hòa tan trong nước trước khi uống do đó đi vào máu nhanh hơn và giảm đau nhanh hơn là dạng viên uống. Cần biết là aspirin hòa tan cũng vẫn kích thích niêm mạc dạ dày. Trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin để tránh mắc phải hội chứng reye gây độc cho gan và não.
- Những thuốc chống viêm không steroid khác:
Các thuốc này (vottaren, mobic) làm giảm cả đau lẫn viêm. TCVKS có liên quan với aspirin và cũng có tác dụng ngăn chặn sản xuất prostaglandin; hay được dùng nhất để điều trị đau cơ, đau khớp và những loại đau khác, thí dụ đau khi hành kinh ở phụ nữ.
Thuốc giảm đau opioid
Các thuốc này đều có liên quan đến opi một chất chiết xuất từ các hạt cây anh túc. Chúng tác động trực tiếp đến nhiều nơi của hệ thần kinh trung ương ngăn chặn dẫn truyền các tín hiệu đau.
Thuốc opioid là những TGĐ mạnh nhất vì vậy được dùng để điều trị đau khi mổ, khâu các vết thương và chữa đau do ung thư. Thuốc đặc biệt được dùng để điều trị đau rất nặng ở người bệnh hấp hối. Ngoài ra nó còn có khả năng gây thư giãn và sảng khoái làm giảm nhẹ stress gặp ở bệnh nhân đau nặng.
Morphin là TGĐ được biết đến nhiều nhất. Những thuốc khác là diamorphin (heroin) và pethidin. Các thuốc này được kiểm soát rất chặt chẽ khi sử dụng vì có thể dẫn đến lạm dụng thuốc và gây nghiện.
Những tác dụng phụ khác là buồn nôn, nôn, táo bón, ngủ gà và khó thở. Nếu dùng thuốc quá liều có thể bị hôn mê sâu, suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong.
Một số thuốc opioid được dùng để chữa đau nhẹ và đau trung bình là dihy opiod và codein. Chúng có tác dụng phụ là ức chế hô hấp và gây táo bón. Những tác dụng phụ này được các bác sĩ tận dụng để chữa ho và điều trị tiêu chảy.
Thuốc giảm đau phối hợp
Những thuốc opioid nhẹ như codein thường được phối hợp với thuốc không opioid như paracetamol. Mặc dù cả opioid lẫn paracetamol đều có tác dụng lên thần kinh trung ương nhưng khi phối hợp với nhau có cái lợi là tận dụng được những cơ chế hoạt động khác nhau. Cái lợi thứ hai là giảm được liều lượng của từng thành phần, hạn chế những tác dụng phụ của thuốc. Khi dùng thuốc lâu dài, thuốc phối hợp làm giảm số lượng các viên thuốc phải uống.
Thuốc gây tê tại chỗ
Cũng dùng để chống đau, thí dụ khi làm tiểu phẫu trước và khâu vết thương. Có thể tiêm thuốc vào khoang quanh tủy sống để làm mất cảm giác ở nửa dưới cơ thể. Đây là gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng khi làm đại phẫu thuật cho những bệnh nhân mà không làm được gây mê toàn thân. Gây tê ngoài màng cứng còn được dùng cho phụ nữ khi sinh đẻ.
Thuốc gây tê tại chỗ ngăn chặn sự dẫn truyền của các xung động thần kinh tại nơi dùng thuốc làm mất cảnh giác đau. Thuốc không có ảnh hưởng gì xấu đến ý thức người bệnh. Dùng thuốc gây tê tại chỗ theo đường tiêm; có thể đắp trên da, miệng và những vùng có niêm mạc (thí dụ âm đạo giảm đau.)
Một số thuốc gây tê tại chỗ được kết hợp với adreralin để tiêm.Adrenalin làm co mạch nên không để cho thuốc gây tê thoát vào máu, kéo dài công hiệu gây tê tại chỗ. Kem gây tê tại chỗ bôi ngoài da dùng để giảm đau trước khi tiêm cho trẻ em hoặc và cho những người sợ tiêm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần nhớ khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.