Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu trầm cảm của trẻ em

Với trẻ nhỏ, trầm cảm là một trận chiến mà ở đó trẻ phải liên tục "chiến đấu", cũng như cần có sự trợ giúp từ cha mẹ để vượt qua tốt nhất. Biết được những dấu hiệu về trầm cảm có thể sẽ giúp bố mẹ hạn chế, tránh những tác hại của trầm cảm và giúp trẻ được điều trị sớm nhất.

13 dấu hiệu trầm cảm của trẻ bố mẹ cần biết

Đa phần trầm cảm ở trẻ được biết đến trong giai đoạn dậy thì, tuy nhiên trầm cảm có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Trẻ em rất khó có đủ khả năng để hiểu và giải thích những vấn đề xảy ra xung quanh. Vì vậy nếu thấy những triệu chứng này, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh và điều trị các rối loạn của trẻ.

Kết quả học tập của trẻ giảm

Trầm cảm làm cho trẻ khó khăn khi tập trung, gây trở ngại trong việc nghe giảng và làm bài tập về nhà của trẻ. Nếu kết quả học tập của trẻ đột nhiên kém hẳn so với bình thường, bạn có thể cần phải quan tâm xem chuyện gì đang xảy ra.

Một chuyên gia nghiên cứu tâm thần cho biết: trẻ lúc bấy giờ sẽ có những phàn nàn về việc mất tập trung, cảm thấy buồn bã và bối rối không biết tâm trí của mình có đang hoạt động bình thường hay không.

Trẻ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên

Trẻ vị thành niên thường đi ngủ khá muộn. Tuy nhiên sự thay đổi trong những thói quen hàng ngày cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm cần được theo dõi. Một số trẻ mắc trầm cảm thường dành phần lớn buổi chiều để ngủ trưa, buổi đêm thường tỉnh dậy sớm và không thể quay trở lại giấc ngủ được nữa.

Biểu hiện rõ rệt nhất ở những trẻ này là giấc ngủ không mang lại sự hồi phục, bởi trẻ vẫn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vào buổi sáng tỉnh dậy cũng như cả ngày hôm sau. Sự mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của trẻ.

Trẻ thiếu tự tin vào bản thân

Những trị liệu trầm cảm sẽ rất cần nếu trẻ bắt đầu có những suy nghĩ được nói ra thành lời như: không ai thích con, con rất vô dụng. Hãy cùng bác sĩ định hướng, điều chỉnh những suy nghĩ ấy để trẻ không còn bi quan, trở nên tích cực hơn và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Trẻ không quan tâm đến những cuộc hẹn hò xung quanh

Trẻ trầm cảm có xu hướng cô lập bản thân khỏi những người xung quanh. Trẻ con rất nhạy cảm khi cảm nhận được việc không tiếp nhận những lời mời có thể làm cho người khác chán nản. Những trẻ mắc trầm cảm thường nghĩ: bạn bè cùng trang lứa không nhất thiết phải tiếp cận, kể cả những mối quan hệ khác cũng vậy. Chính vì vậy mà trẻ lựa chọn rời xa khỏi xã hội xung quanh.

Trẻ từ chối các kế hoạch thú vị

Sự căng thẳng của học tập, quan hệ bạn bè, tập luyện đều khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên hãy để ý rằng, nếu những phương pháp bình thường không làm trẻ thấy vui vẻ trở lại, đó có thể là dấu hiệu của một trong những triệu chứng trầm cảm.

Thông thường ở trường học sẽ có các kỳ nghỉ, có thời gian ăn trưa với bạn bè, những hoạt động tập thể nhằm nâng cao tính kết nối... Những trẻ trầm cảm sẽ không cảm thấy hứng thú với tất cả những điều này bởi trẻ không tìm thấy niềm vui và sự thoải mái trong những hành động ngoài xã hội.

Trẻ cảm thấy căng thẳng trong tất cả những cuộc trò chuyện

Trong khi sự buồn bã là một dấu hiệu cảnh báo về trầm cảm ở người lớn, rối loạn cảm xúc lại khó có thể nhận ra ở trẻ nhỏ. Điều khó khăn là hầu hết trẻ mắc trầm cảm chỉ biểu hiện ra bằng sự cáu kỉnh, thay vì buồn hoặc chán nản như người lớn. Thông thường, trẻ sẽ cáu kỉnh sau giờ học về và có thể tốt hơn trong buổi tối. Tuy nhiên nếu việc cáu kỉnh này xảy ra suốt cả ngày bạn cần lập tức chú ý đến chúng.

Kỷ niệm vui không đem lại niềm vui cho trẻ

Một số trẻ cảm thấy không hạnh phúc trong một thời gian dài nhưng lại không bị trầm cảm về mặt lâm sàng. Để nhận biết sự khác biệt, hãy quan sát cách con bạn phản ứng với những kỉ niệm hạnh phúc. Những đứa trẻ không vui sẽ lập tức trở nên vui vẻ khi hồi tưởng lại những khoảng thời gian hạnh phúc bởi chúng sẽ có cảm giác đang trải nghiệm lại, trong khi những đứa trẻ trầm cảm thì không. Khi bạn gợi lại những điều này cho trẻ trầm cảm, chúng có thể sẽ trả lời: đừng nhắc con chuyện này.

Tương tự, các chuyên gia cho biết, một đứa trẻ trầm cảm sẽ không thể hình dung ra được một tương lai hạnh phúc.

Trẻ khóc nhiều hơn bình thường

Khóc là một cách hoàn toàn lành mạnh để thể hiện cảm xúc. Nhưng nếu trẻ bỗng khóc nhiều hơn bình thường thì bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao. Những hành vi dường như có sự liên kết với nhau, chẳng hạn như không hứng thú với các hoạt động đã làm trẻ yêu thích trong quá khứ, điều đó có nghĩa là đã có chuyện gì không đúng. Hãy cùng trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra nhanh chóng.

Trẻ không cảm giác được sự an ủi

Cảm giác buồn bã là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khi bạn trải qua những sự kiện khó chịu trong cuộc sống. Thông thường mọi người đều cần đến sự hỗ trợ bởi sẽ có người chia sẻ, cảm thông cùng. Một đứa trẻ trầm cảm có thể không cần sự hỗ trợ này, thậm chí còn chán nản và nói rằng những cái ôm từ người khác làm trẻ cảm thấy tồi tệ hơn bởi nó không hề giúp được gì.

Trẻ thường xuyên phải đến gặp nhân viên y tế tại trường

Nếu con bạn trầm cảm, những đau đớn về thể chất như đau bụng hoặc đau đầu có thể rất hay xảy ra. Việc trẻ đến thăm khám thường xuyên hơn có thể là một dấu hiệu chỉ dẫn. Các nhân viên y tế có thể nhận ra những dấu hiệu này đầu tiên, thậm chí trước cả cha mẹ trẻ.

Hãy chú ý quan sát trẻ trong cuộc sống thường ngày. Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu kể trên xuất hiện, có xu hướng kéo dài hoặc lặp đi, lặp lại, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, điều này sẽ giúp trẻ hồi phục từ bệnh trầm cảm tốt hơn.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Các yếu tố làm bệnh trầm cảm tái phát

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm