1. Các mốc giai đoạn khi trẻ mọc răng
Thứ tự mọc răng sữa của bé thường sẽ theo những khoảng thời gian như sau:
- Từ 6 - 9 tháng: Bốn răng cửa giữa. Răng cửa hàm dưới sẽ xuất hiện đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6. Trẻ sẽ cáu gắt, khó chịu, sốt nhẹ… Sau hai răng cửa hàm dưới, hai răng cửa hàm trên sẽ mọc khi sang tháng thứ 8.
- Từ 7 - 10 tháng: Hai răng cửa trên. 7 tháng đến 10 tháng, 2 răng cửa trên tiếp tục mọc, hai răng cửa hàm dưới mọc khi bé bước vào tháng 16.
- Từ 12 - 14 tháng: Bốn răng hàm sữa. Sau khi răng cửa mọc đủ, răng hàm sẽ dần xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng bên trong thuộc hàm trên. Sau đó sẽ là hai chiếc răng hàm dưới. Lúc này, cần chú trọng việc bổ sung fluor và phòng ngừa bệnh răng miệng cho bé.
- Từ 16 - 18 tháng: Bốn răng nanh sữa. Răng này sẽ nhú mọc khi trẻ được 16 - 18 tháng. Hai răng nanh hàm dưới sẽ nhú mọc sau khi hai chiếc hàm trên mọc đầy đủ. Có vài trẻ phải đến 22 tháng mới mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa.
- Từ 20 - 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng. Vào tháng thứ 20, hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ mọc đầy đủ ở hàm dưới. Tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm phía trên.
Khi mọc răng trẻ thường có cảm giác đau nhức ở nướu, mẹ nên tìm cách xoa dịu nướu để giảm cảm giác đau.
2. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Giống như người lớn, khi mọc răng bé sẽ gặp tình trạng đau nhức, có thể bị sốt dẫn đến việc bỏ bữa, chán ăn. Chính vì vậy hãy nhẹ nhàng chăm sóc các bé:
Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội, gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều, có thể dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10 - 15mg/kg cân nặng, cứ 4 - 6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.
Khi mọc răng bé sẽ gặp tình trạng đau nhức, có thể bị sốt dẫn đến việc bỏ bữa, chán ăn.
3. Mẹo giúp bé mọc răng không đau
Giảm cảm giác đau bằng xoa dịu nướu
Trẻ mọc răng thường có cảm giác đau và nhức ở nướu. Vì vậy, mẹ nên tìm cách xoa dịu nướu để giảm cảm giác đau.
Các mẹ nên sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.
Mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.
Nếu bé nhiều tháng, mẹ có thể cho ăn rau củ quả như cà rốt, dưa chuột… để đỡ ngứa lợi. Các loại củ quả này cũng có tính mát và không có mùi vị làm trẻ thấy khó chịu.
Làm sạch răng miệng
Mẹ không nên để mặc cho trẻ tự mọc răng mà không vệ sinh răng miệng. Thường xuyên làm sạch răng miệng sẽ giúp trẻ hạn chế được vi khuẩn và mùi hôi trong miệng, tránh bị nhiệt miệng, viêm nướu…
Mẹ có thể đánh răng cho trẻ với kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Không nên dùng bàn chải hoặc kem đánh răng của người lớn vì sẽ khiến trẻ bị kích ứng.
Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nên dùng bông hoặc gạc mềm thấm nước muối sinh lý và lau toàn bộ răng lợi cho bé.
Khử trùng đồ chơi của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng, mẹ cần phải khử trùng toàn bộ đồ chơi cho trẻ và cho vào tủ lạnh. Khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa lợi và muốn gặm thứ gì đó cho bớt ngứa.
Nếu mẹ để đồ chơi chưa được vệ sinh gần trẻ, trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn khi gặm chúng. Mẹ nên khử trùng đồ chơi của bé bằng dung dịch khử trùng an toàn cho trẻ nhỏ hoặc dùng nước đun sôi.
Thường xuyên làm sạch răng miệng sẽ giúp trẻ hạn chế được vi khuẩn và mùi hôi trong miệng.
Cho bé ăn những món mềm, mát lạnh
Trẻ mọc răng thường bị đau nhức nướu. Nếu như mẹ cho bé ăn những món cứng, bé sẽ bị đau nhiều hơn và quấy khóc. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, mát lạnh như súp, sữa, cháo, sinh tố hoa quả…
Mẹ có thể chế biến món ăn bình thường sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé sử dụng. Các món ăn lạnh có tác dụng làm dịu nướu, giảm cơn đau răng.
Trẻ mọc răng thường chảy nước miếng nhiều, hay đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.
Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra, cũng cần bổ sung cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Trẻ mọc răng muộn có sao không?
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.