Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những bộ phận trên cơ thể không nên xăm

Trào lưu xăm hình ngày càng nở rộ trong giới trẻ. Tuy nhiên, xét về mặt y học, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi xăm hình.

Những bộ phận trên cơ thể không nên xăm

Bác sĩ Lương Trường Sơn, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, phụ trách phòng khám da liễu Đồng Diều, cho biết những hình xăm trên da xuất hiện từ những năm 3300 trước công nguyên, thể hiện vết tích của nô lệ, tội phạm, hoặc giới thượng lưu.

Ngày nay, xã hội, đặc biệt giới trẻ, đã cởi mở hơn với phong trào xăm hình. Xét về mặt y học, với những ảnh hưởng tới sức khỏe, bác sĩ Sơn khuyến nghị người dân nên lưu ý khi quyết định xăm hình.

Nhung bo phan tren co the khong nen xam hinh anh 1
Khi đưa sắc tố vào xăm da ở các phần nhạy cảm như núm vú, phần phụ, rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Ảnh: Boredpanda.

Nguy cơ nhiễm trùng từ mực xăm

Một số hóa chất đưa các sắc tố (với các màu như hồng, đen, đỏ, sắc tím,…) vào da có thể dễ dàng gây ra biến chứng.

“Đáng kể nhất là nhiễm trùng tại chỗ do xăm, làm xuất hiện một số bệnh lý như mụn cóc, u mềm lây, lao”, bác sĩ Sơn nói.

Bên cạnh đó, người xăm có thể nhiễm các vi khuẩn khác như tụ cầu gây hiện tượng nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xảy ra trong vòng một tuần sau khi xăm. Các tổn thương này có thể gây bệnh viêm da mạn tính (hay được gọi là chàm), điều trị rất khó khăn. Bởi loại bỏ được các các sắc tố đã đưa vào da là rất khó.

“Thậm chí những trường hợp làm đẹp ở chân mày, mắt, môi cũng tạo nên các hiện tượng dị ứng rất dữ dội, xuất hiện các viêm nhiễm rất khó điều trị. Chúng có thể gây ra các dị ứng ngay tại chỗ như một sắc tố da dị nguyên, kháng nguyên gây ra các hiện tượng phản ứng miễn dịch, các bệnh u hạt, thậm chí có thể gây ra ung thư da và phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, nặng nhất là tình trạng sốc phản vệ”, bác sĩ Sơn nhấn mạnh.

Đặc biệt, chuyên gia lưu ý khi đưa sắc tố vào xăm da ở các phần nhạy cảm như núm vú, phần phụ, rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng vì khi xăm, việc giữ gìn vệ sinh ở những khu vực này rất khó khăn.

Xóa bỏ vết xăm bằng cách nào?

Theo bác sĩ Sơn, người xăm gặp một trong các biến chứng, cần đến các cơ sở y tế để được điều trị. Họ có thể được dùng các thuốc chống dị ứng, kháng sinh, tùy theo từng trường hợp. “Nếu đã xuất hiện viêm da mạn tính hoặc chàm do xăm, việc điều trị rất nan giải và mất thời gian”, bác sĩ Sơn khuyến cáo.

Về việc xóa bỏ hình xăm, chuyên gia này cho biết có rất nhiều hình thức đang được sử dụng.

Nhiều người đã tự làm trầy xước da bằng cục đá, sau đó bôi muối, hóa chất thậm chí pin đèn. Hành động này sẽ gây tổn thương cho da, thậm chí sâu xuống trung bì, biểu bì tạo nên các vết thương, sẹo không hồi phục. Một số người dùng bàn chải kim loại, thậm chí dao kim cương phá hủy các sắc tố ra khỏi da. Điều đó có thể gây rối loạn sắc tố tại chỗ. Thậm chí, bác sĩ từng gặp trường hợp dùng axit với nồng độ 70-80 hoặc 100% để xóa bỏ hình xăm.

Phẫu thuật cắt bỏ da cũng là một cách được dùng để xóa bỏ vết xăm. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý phương pháp này rất nguy hiểm đòi hỏi phải có sự tham gia của y khoa để đảm bảo an toàn cho người xăm.

Từ năm 1960 với việc phát hiện tác dụng của laser tạo nên những năng lượng để phá hủy chọn lọc các màu sắc tố, phương pháp này được đưa vào việc xóa bỏ các hình xăm. Tùy từng hình xăm, mực xăm, nhân viên y tế sẽ lựa chọn tia laser phù hợp.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Sơn, việc xóa đi vết tích của các hình xăm là điều không dễ dàng, đặc biệt với loại xăm thẩm mỹ mắt, môi, lông mày hoặc xăm y khoa do cán bộ y tế sử dụng cho bệnh nhân.

Do đó, trước khi quyết định xăm hình, người dân nên suy nghĩ cẩn thận, đồng thời chọn những cơ sở có giấy phép, có kinh nghiệm, đặc biệt trước khi xăm, nên kiểm tra,  thử phản ứng dị ứng của cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những nguy cơ từ xăm hình

Hà Quyên - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm