Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật mí hỏng

Bờ mi bị lật ngược ra ngoài, không nhắm được mắt, chảy nước mắt nhiều... là những rủi ro có thể gặp khi cắt mí, bấm mí mắt.

Những biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật mí hỏng

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp, sự cuốn hút của gương mặt. Với sự phát triển công nghệ làm đẹp, ngày càng có nhiều người nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ để có được đôi mắt to, đẹp, hai mí rõ ràng...

Các phương pháp phẫu thuật mí mắt

Bình thường, mi mắt trên có 2 mí là do sự kết dính của cơ nâng mi với da mi mắt. Một số người không có sự kết dính đó, do vậy, mắt chỉ có một mí. Để cải thiện tình trạng này, phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí mắt ra đời, là giải pháp "cứu cánh" cho những cô nàng sở hữu đôi mắt một mí hoặc bị sụp mí.

Phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt là một thủ thuật nhằm loại bỏ các tổ chức da, mỡ, cơ dư thừa ở mi trên, mi dưới hay thủ thuật tạo nếp mí. Phẫu thuật mí mắt cũng có nhiều kiểu, tiêu biểu là cắt mí và bấm mí.

Cắt mí mắt là thủ thuật tạo mí đôi. Các bác sĩ sẽ đo và vẽ viền mi mắt rồi dùng dao, kéo rạch theo đường viền vừa vẽ. Tiếp theo, bác sĩ cắt bỏ một phần mô ở mi mắt, rồi tạo sự liên kết bằng cách khâu cân cơ nâng mi với da.

Phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, phần sẹo bị che khuất bởi nếp gấp mí nhưng nhược điểm là gây đau. Phẫu thuật thành công hay thất bại cũng phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, nếu sơ sảy một chút, nguy cơ trợn mí, mí lệch xảy ra là rất lớn.

Biến chứng do cắt mí, bấm mí mắt - 1

Bấm mí

Bấm mí mắt là thủ thuật đơn giản hơn. Cụ thể, các bác sĩ sẽ gây tê, sau đó vẽ lằn mi mắt. Tiếp đó, bác sĩ rạch một đường rất nhỏ trên da mi mắt rồi luồn chỉ vào, khâu liên tục, tạo thành hai mí mắt, hoặc đưa chỉ vào bên trong mi mắt và khâu rời.

Cách này không gây nhiều thương tổn tới mắt, không để lại sẹo rõ. Tuy nhiên, mi mắt tạo bởi phương pháp này không tồn tại được lâu. Nếp lằn có thể biến mất sau 2-3 năm. 

Những biến chứng khi phẫu thuật hỏng

Các thủ thuật thẩm mỹ, dù đơn giản hay xâm lấn đều chứa đựng những rủi ro và tác dụng phụ. Sưng và bầm tím quanh mắt là một trong những tình trạng mà người làm sẽ phải trải qua khi cắt mí mắt. Trong một vài tuần, những triệu chứng này sẽ dần biến mất. Ngoài ra, sau phẫu thuật, có người cảm thấy ánh nhìn mờ hơn, mắt dễ nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau một tháng.

Các biến chứng của các phẫu thuật cắt mí thường hiếm khi xảy ra nhưng nếu có sẽ rất nguy hiểm. Phẫu thuật hỏng có thể khiến bờ mi bị lật ngược ra ngoài, không nhắm được mắt, chảy nước mắt triền miên... nguy hiểm hơn có thể dẫn tới mù mắt. Ngoài ra, một số người dễ bị sẹo tại vị trí cắt và thành tật trên mắt.

Vùng mi mắt tập trung nhiều mạch máu, dây thần kinh quan trọng... do đó, đòi hỏi bác sĩ phải thật chính xác khi thao tác, nếu không sẽ gây những biến chứng sớm như sưng bầm quanh mắt, mi mắt hai bên xếp không đều; chảy nước mắt nhiều, sụp mi mắt trên...

Ngoài ra, những hậu quả như bị sẹo do cơ địa, bờ mi bị lật ngược ra ngoài, không nhắm được mắt do cắt da quá nhiều... đều có thể xảy ra, khiến mắt bị sưng phồng, phù nề. Nó có thể tạo nên di chứng vĩnh viễn với đôi mắt cứng và bị trợn, không tự nhiên, thậm chí ảnh hưởng lớn tới thị giác.

Bên cạnh đó, những biến chứng nặng hơn như sẹo xấu, mắt bị khô, bị lõm hoặc viêm kết mạc mắt cũng có thể xảy ra. Nguy hiểm nhất là tụ máu sau nhãn cầu, gây chèn ép dây thần kinh thị giác hay do cơ chế phản xạ gây co thắt động mạch trung tâm, mắt có thể bị mù vĩnh viễn. Do vậy, trước khi quyết định phẫu thuật cắt mí mắt, bạn cần suy nghĩ kỹ và lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện nếu cần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên nối mi không nhỉ?

Thu Ngân - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm