Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm Norovirus gây viêm dạ dày – ruột

Norovirus là 1 loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng và phản ứng dữ dội của cơ thể với các biểu hiện như nôn mửa và tiêu chảy dữ dội. Virus rất dễ lây lan và thường lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm hay thậm chí là tiếp xúc với người bệnh. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy có mối liên quan giữa nhóm máu có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Sự nguy hiểm của Norovirus

Trong vài tháng trở lại đây, theo các báo cáo tại Mỹ, nhiều trường học đã phải đóng cửa vì sự bùng phát của Norovirus. Nhiễm trùng Norovirus còn được gọi nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng viêm dạ dày – ruột gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy dữ dội và đáng báo động nhất là nôn mửa – hình thức lây lan bệnh một cách nhanh chóng. Bản thân Norovirus cũng được biết là có khả năng lây nhiễm nhanh và lây lan nhanh qua một số người hạn chế, như ở trường học hoặc trên tàu du lịch. Mặc dù hầu hết những người mắc bệnh đều hồi phục chỉ sau 24 đến 48 giờ, nhưng Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ở trẻ em và ở hầu hết các nước đang phát triển, nó dẫn đến khoảng 50.000 trẻ em tử vong hàng năm.

Rất khó loại bỏ Norovirus

Nhưng không phải ai cũng dễ bị nhiễm virus, và thậm chí có bị bệnh hay không còn có thể phụ thuộc vào nhóm máu. Bản thân Norovirus cũng rất đẹp dưới kính hiển vi. Nó là một loại virus không có màng bọc, có nghĩa là không có lớp màng bao bọc đặc trưng giống như các loại virus khác như cúm chẳng hạn. Bề mặt Norovirus là một lớp áo protein - còn được gọi là capsid. Capsid bảo vệ vật chất di truyền bên trong nhân., và lớp áo capsid này là một trong những yếu tố có thể khiến Norovirus khó kiểm soát.

Virus có màng bao bọc dễ bị ảnh hưởng bởi chất tẩy rửa và cồn, nhưng điều này không đúng với Norovirus. Norovirus có thể tồn tại ở nhiệt độ đóng băng cho đến nhiệt độ cao tới 63 độ C, tồn tại trước dung dịch thuốc tẩy nhẹ và xà phòng. Nó cũng có thể tồn tại trên tay người trong nhiều giờ và thậm chí cả các bề mặt rắn và thực phẩm trong nhiều ngày và hơn thế - có thể chống lại các chất khử trùng tay có chứa cồn. Một điều lưu ý nữa là chỉ cần một lượng virus rất nhỏ - chẳng hạn như khoảng 10 hạt virus thôi đã là đủ để gây ra bệnh. Do một người bị nhiễm bệnh có thể bài tiết rất nhiều hạt virus, thậm chí là hàng tỷ hạt, nên rất khó để ngăn chặn virus lây lan.

Nhạy cảm với nhóm máu

Khả năng nhạy cảm với Norovirus cũng phụ thuộc vào nhóm máu. Khi Norovirus đi vào cơ thể, nó thường lây nhiễm sang các tế bào nằm trong ruột non. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết chính xác cách thức nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh. Một điều hấp dẫn khác của Norovirus là sau khi tiếp xúc, nhóm máu sẽ quyết định phần lớn liệu một người có bị bệnh hay không.

Nhóm máu: A, B, AB hoặc O được quy định bởi các gen xác định loại phân tử nào được tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu. Những phân tử đó được gọi là oligosaccharide. Các oligosaccharide được tạo ra từ các loại đường khác nhau được liên kết với nhau theo những cách phức tạp. Các oligosaccharide tương tự trên các tế bào hồng cầu cũng xuất hiện trên bề mặt của các tế bào lót niêm mạc ruột non.

Norovirus và một số loại virus khác sử dụng oligosaccharides để xâm nhập và lây nhiễm. Chính cấu trúc cụ thể của các oligosaccharide này quyết định liệu một chủng virus có thể bám vào và xâm nhập vào hay không. Kháng nguyên H1, còn được gọi là sự hiện diện của một oligosaccharide là một yếu tố cần thiết để gắn vào bởi rất nhiều chủng Norovirus. Theo đó:

  • Những người không tạo ra kháng nguyên H1 trong tế bào ruột có thể chiếm tới 20% (người gốc Âu) và họ có khả năng kháng rất nhiều chủng norovirus.
  • Nhiều phân tử đường hơn có thể được gắn vào kháng nguyên H1 để tạo ra nhóm máu A, B và AB. Những người không có A và B được xếp vào nhóm máu O.

Khả năng miễn dịch đối với Norovirus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Nhiễm Norovirus có thể gây ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ để loại bỏ virus trong vài ngày. Nhưng các miễn dịch đáp ứng này dường như chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hầu hết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khả năng miễn dịch bảo vệ chống lại sự tái nhiễm với cùng một chủng Norovirus thường chỉ kéo dài dưới 6 tháng. Ngoài ra, việc nhiễm một chủng Norovirus chỉ cung cấp một lượng rất ít khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm từ một chủng Norovirus khác. Sự đa dạng của các chủng Norovirus và tính không đặc hiệu của phản ứng miễn dịch làm phức tạp thêm việc phát triển một loại vaccine hiệu quả cho căn bệnh này. Hiện tại, đã những thử nghiệm lâm sàng đang kiểm tra tác dụng của vaccine được làm từ protein capsid của hai chủng Norovirus phổ biến nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại: Mang thai và có nhóm máu Rh âm? Những điều các bà mẹ cần biết về RhoGAM.

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm