Gần đây, một nghiên cứu về tác động của nhịn ăn gián đoạn đối với người bị tiểu đường typ 2 hoặc tiền tiểu đường đã cho thấy sự cải thiện đối với insulin, đường huyết và giảm cân - một trong số những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra tiểu đường.
Trước khi bạn bắt đầu nhịn ăn, vì bất cứ lý do gì, bạn cũng nên biết những điều dưới đây.
Nhịn ăn gián đoạn là một cách ăn rất phổ biến để hạn chế lượng thức ăn ăn vào trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn hẳn đã thấy tràn lan trên mạng internet những thông tin như “nhịn ăn để giảm cân”, hay “nhịn ăn để chữa bệnh”, “nhịn ăn để sống lâu hơn”, “nhịn ăn để thanh lọc cơ thể”. Những ai quan tâm chắc hẳn sẽ có những câu hỏi như: những thông tin như vậy có chính xác hay không? Và nếu các thông tin đó là chính xác, vậy thì nên nhịn ăn như thế nào để đảm bảo và nâng cao sức khoẻ? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu.
Nhịn ăn gián đoạn không chỉ là một cách để bạn giảm cân. Việc thu hẹp khoảng thời gian bạn có thể ăn uống còn giúp làm chậm quá trình lão hoá, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Một số nghiên cứu cho thấy việc nhịn ăn và chế độ ăn hạn chế calo có thể làm chậm hoặc dừng sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, và làm tăng hiệu lực của các liệu pháp hóa trị và xạ trị.