Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiệt độ cơ thể bình thường theo từng lứa tuổi là bao nhiêu?

Chúng ta thường nghe rằng nhiệt độ cơ thể trung bình là khoảng 37 độ C, và đôi khi có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhưng chỉ là một chút. Vậy trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già có nhiệt độ cơ thể giống nhau hay không?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên quá trình điều nhiệt, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ của cơ thể như tuổi tác, giới tính, thời gian trong ngày hay các hoạt động thể chất.

Nhiệt độ cơ thể ở các lứa tuổi có tương tự nhau?

Theo các chuyên gia, khả năng điều nhiệt của cơ thể sẽ có phần giảm đi khi bạn già đi. Theo đó, người già thường gặp khó khăn hơn trong việc duy trì thân nhiệt. Lứa tuổi này cũng thường có nhiệt độ cơ thể thấp hơn so với trung bình chung.

Mức nhiệt độ cơ thể theo từng tuổi có thể chia thành các mốc như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: thông thường nhiệt độ trong khoảng từ 36,6 đến 37,2 độ C
  • Người trưởng thành: nhiệt độ trung bình trong khoảng 36,1 đến 37,2 độ C
  • Người từ 65 tuổi trở lên: thường thấp hơn 37 độ.

Bạn cũng cần biết rằng nhiệt độ cơ thể còn phụ thuộc và từng cơ thể khác nhau, và nếu nhiệt độ cơ thể bạn có chênh lệch so với người khác 0,6 độ thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể?

Nhiệt độ cơ thể lần đầu được xác định bởi một vị bác sĩ người Đức từ thế kỷ 19. Tuy nhiên đến năm 1992, một nghiên cứu đã gợi ý bác bỏ quan điểm trên và cho rằng nhiệt độ cơ thể trung bình thấp hơn 1 chút: 36,8 độ C. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể chúng ta có xu hướng tăng nhiệt độ trong suốt cả ngày. Do vậy, tình trạng sốt có thể được xác định kể cả khi nhiệt độ thấp nếu nó diễn ra vào buổi sáng, do buổi sáng nhiệt độ cơ thể có phần thấp hơn so với buổi chiều tối.

Thời gian trong ngày không phải là yếu tố duy nhất tác động tới nhiệt độ cơ thể. Trong khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể, người trẻ thường có xu hướng có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với người lớn tuổi. Điều này là do khả năng điều chỉnh thân nhiệt của chúng ta giảm theo tuổi tác.

Một số hoạt động vật lý và thực phẩm nhất định cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể. Đối với phụ nữ, nhiệt độ cơ thể còn có thể dao động trong thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác động của sự thay đổi hormone.

Việc đo nhiệt độ cũng có thể tạo ra sự chênh lệch kết quả. Nhiệt độ do được từ nách thông thường sẽ thấp hơn nhiệt độ đo được từ miệng hay đo ở hậu môn.

Các triệu chứng của sốt

Khi nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn so với nhiệt độ trung bình, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng sốt.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn, mức nhiệt độ có thể là dấu hiệu của sốt là:

  • Đo tại hậu môn hoặc tai: từ 38 độ C trở lên
  • Đo tại miệng: từ 37,8 độ C trở lên
  • Đo tại nách: 37,2 độ C trở lên

Theo các nghiên cứu, người cao tuổi có thể gặp tình trạng sốt ngay cả khi nhiệt độ chưa cao, do cơ thể họ điều nhiệt kém hơn so với người trung niên và người trẻ. Thông thường, sự chênh lệch từ 1,1 độ C trở lên so với nhiệt độ trung bình có thể được coi là dấu hiệu của tình trạng sốt.

Những dấu hiệu khác của sốt có thể đi kèm như:

  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Da nóng, đỏ bừng
  • Rùng mình
  • Đau đầu
  • Đau mỏi toàn thân
  • Mệt mỏi, cảm thấy yếu ớt
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Tăng nhịp tim
  • Mất nước

Việc sốt có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ, đặc biệt là khi sốt cao. Tuy nhiên, thông thường điều này không mấy nguy hiểm. Đây là dấu hiệu cơ thể bạn đang đấu tranh chống lại các tác nhân gây bệnh. Trong đa số các trường hợp, nghỉ ngơi chính là biện pháp hữu hiệu nhất – liều thuốc hiệu quả nhất.

Bạn nên chú ý các triệu chứng của tình trạng sốt và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các trường hợp như:
  • Sốt cao quá 39,4 độ C
  • Sốt kéo dài hơn 3 ngày liên tục
  • Sốt đi kèm các triệu chứng như: nôn, đau đầu, đau tức ngực, cứng vùng cổ, phát ban, khó nuốt hay khó thở.

Đối với trẻ nhỏ, tình trạng sốt càng phải chú ý kỹ càng hơn. Hãy báo ngay cho bác sĩ trong các trường hợp:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt
  • Trẻ từ 3 tháng đến dưới 3 tuổi và sốt cao hơn 38,9 độ C
  • Trẻ trên 3 tuổi và sốt cao trên 39,4 độ C
  • Các triệu chứng đi kèm bao gồn đau đầu, đau họng, đau tai, phát ban không rõ lý do, tiêu chảy hoặc nôn mửa lặp đi lặp lại nhiều lần, và có các dấu hiệu mất nước.

Các triệu chứng của hạ thân nhiệt

Trái ngược với tình trạng tăng thân nhiệt là tình trạng hạ thân nhiệt. Tình trạng này diễn ra khi cơ thể bị mất nhiệt quá nhiều, dẫn tới nhiệt độ suy giảm. Đối với người trưởng thành, nhiệt độ cơ thể dưới 35 độ C là được coi là hạ thân nhiệt.

Nhiều người cho rằng tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra khi chúng ta ở bên ngoài trời lạnh quá lâu, nhưng thực tế thì tình trạng này còn có thể xảy ra kể cả ở trong nhà. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh và người cao tuổi dễ gặp phải tình trạng này hơn so với nhóm các đối tượng còn lại. Đối với trẻ nhỏ, khi thân nhiệt hạ dưới mức 36,1 độ là có thể được coi là hạ thân nhiệt.

Tình trạng hạ thân nhiệt có thể gặp trong nhà, nếu trong trường hợp mùa đông nhưng không đủ ấm và mà hè dưới điều hòa nhiệt độ quá lạnh. Một số triệu chứng khác có thể kèm theo như:
  • Rùng mình ớn lạnh
  • Thở chậm, nông
  • Nói lắp bắp không rõ tiếng
  • Nhịp mạch yếu
  • Giảm phối hợp hoặc trở nên vụng về
  • Mất năng lượng, buồn ngủ
  • Bối rối, giảm trí nhớ
  • Mất ý thức, ngất
  • Da đỏ tươi, lạnh khi chạm vào (ở trẻ sơ sinh)

Bạn nên báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các tình huống này để được xử trí kịp thời.

Tổng kết

Thân nhiệt của mỗi người là khác nhau, và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường trong một khoảng nhất định và sự dao động này là không lớn. Nếu có sự chênh lệch quá lớn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng tăng thân nhiệt hay hạ thân nhiệt, do nhiều nguyên nhân gây ra.

Tình trạng sốt thường không quá đáng lo ngại, và trong phần lớn trường hợp thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi trong vài ngày để hồi phục lại bình thường. Tuy nhiên, nếu sốt quá cao và kéo dài, nó có thể dẫn tới các triệu chứng nặng nề và cần phải có biện pháp can thiệp. Bên cạnh đó, tình trạng hạ thân nhiệt cũng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Những sự thật thú vị về nhiệt độ cơ thể

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm