Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm khuẩn huyết: nguyên nhân, triệu chứng và yếu tố nguy cơ (Phần 1)

Cụm từ nhiễm độc máu – nhiễm khuẩn huyết có thể khá phổ biến và nhiều người biết đến thông qua tính nghiêm trọng của nó. Nhiễm độc máu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xuất hiện trong máu và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Mặc dù tên của bệnh còn có thể được gọi là nhiễm độc máu, song bệnh không liên quan gì đến chất độc. Vậy nhiễm độc máu nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm độc máu là gì?

Mặc dù cụm từ “nhiễm độc máu” không phải là một thuật ngữ trong y tế, tuy nhiên nó vẫn có thể được sử dụng để mô tả tình trạng nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng máu hoặc sốc nhiễm khuâ. Không phải ngẫu nhiên mà tình trạng này lại có cái tên nghe nguy hiểm như vậy. Nhiễm độc máu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều cần thiết để điều trị tình trạng này, nhưng việc hiểu được các yếu tố nguy cơ là bước đầu tiên để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

Nhiễm độc máu có nguyên nhân từ đâu?

Nhiễm độc máu xảy ra khi vi khuẩn gây nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể xâm nhập vào máu. Sự hiện diện của vi khuẩn trong máu được gọi là du khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết. Thuật ngữ du khuẩn huyếtnhiễm khuẩn huyết thường được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù về mặt bản chất, chúng không hoàn toàn giống nhau. Du khuẩn huyết là tình trạng có vi khuẩn trong máu, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng nhiễm trùng nặng và thường đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Tuy vậy, bất kỳ loại nhiễm trùng nào - dù là vi khuẩn, nấm hay virus - đều có thể gây nhiễm trùng huyết; và những tác nhân lây nhiễm này không nhất thiết phải có trong máu để gây ra vấn đề nghiêm trọng này.

Ảnh: Nhiễm trùng huyết do thủy đậu

Nhiễm trùng thường xảy ra nhất ở phổi, bụng và đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn huyết cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những người nhập viện, nơi nguy cơ nhiễm trùng đã cao hơn do môi trường đặc biệt. Vì tình trạng nhiễm độc máu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và kết hợp với một bệnh nhiễm trùng sẵn có, do đó nhiễm khuẩn huyết không thể xảy ra nếu không bị mắc phải một nhiễm trùng nào đó từ trước. Một số nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng có thể gây nhiễm trùng huyết bao gồm:

  • Nhiễm trùng vùng bụng
  • Vết cắn của côn trùng bị nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng huyết liên quan đến đường trung tâm, chẳng hạn như từ catheter tĩnh mạch trung tâm (CVC) – một trong những dụng cụ y tế được sử dụng thường xuyên nhất ở những bệnh nhân nặng điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt
  • Nhổ răng hoặc răng bị nhiễm trùng răng miệng
  • Vết thương tiếp xúc với vi khuẩn trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật/hoặc không thay băng phẫu thuật đủ thường xuyên khiến vết thương tiếp xúc với vi khuẩn
  • Vết thương hở tiếp xúc với môi trường và nhiễm trùng
  • Do vi khuẩn kháng thuốc
  • Nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu
  • Viêm phổi
  • Các tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua da

Ai là người có nguy cơ mắc nhiễm độc máu cao nhất?

Một số người có nguy cơ gặp phải tình trạng nhiễm trùng nhiều hơn những người khác. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến điều này bao gồm:

  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như mắc HIV, AIDS, hay bệnh bạch cầu
  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Tiêm chích ma túy
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Sử dụng can thiệp catheter trong các trường hợp điều trị đặc biệt
  • Từng phẫu thuật hay thủ thuật răng miệng
  • Làm việc trong môi trường dễ tiếp xúc với vi khuẩn hay virus, chẳng hạn như bệnh viện hay ngoài trời

Các triệu chứng gặp phải

Các triệu chứng của nhiễm độc máu bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Sốt vừa hoặc sốt cao
  • Suy nhược, yếu đuối
  • Thở nhanh
  • Tăng nhịp tim, đánh trống ngực
  • Da tái xanh, đặc biệt ở mặt

Một số triệu chứng này có liên quan đến cúm hoặc các bệnh khác. Tuy nhiên nếu là mới phẫu thuật hoặc đang phục hồi chấn thương, đây có thể là các dấu hiệu nghiêm trọng và cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng đe dọa tính mạng bao gồm:
  • Tâm trí hoang mang, hoảng loạn
  • Nốt, chấm đỏ xuất hiện trên da và lan rộng thành vết, đám bầm tím lớn
  • Sốc
  • Bài tiết nước tiểu ít
  • Suy tạng

Nhiễm độc máu có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp và sốc nhiễm trùng. Nếu tình trạng này xảy ra và không được điều trị ngay lập tức, tử vong có thể rất cao.

(còn phần 2)

Tham khảo thêm thông tin tại: Nhiễm độc máu: chẩn đoán, điều trị và tiên lượng (Phần 2)

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm