Nguyên tắc vàng cho người nội trợ
Lựa chọn thực phẩm an toàn và bảo quản hợp lý
Nhiều người nội trợ rất băn khoăn vì không biết thịt cá mình mua liệu có chất bảo quản, hormon tăng trưởng, kháng sinh không? Rau, hoa quả có tồn dư chất bảo vệ thực vật, hoá chất tăng trưởng, ô nhiễm vi sinh vật hay không? Để trả lời câu hỏi không hề dễ vì nó liên quan rất nhiều tới quy trình sản xuất mà người tiêu dùng không kiểm soát được.
Để phần nào an tâm hơn, người tiêu dùng có thể tới mua thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Điều này đặc biệt quan trọng ở các bếp ăn tập thể tại cơ quan, xí nghiệp, trường học. Mua cá, hải sản, thịt tươi sống, hoặc đang được cất giữ trong tủ lạnh sẽ an toàn hơn. Những thực phẩm được bảo quản bằng muối, hun khói, sấy khô như cá và tôm khô, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng dù ít khi bị hỏng hơn, nhưng cũng không tốt cho sức khoẻ khi ăn nhiều vì có lượng muối cao hoặc có thể có các chất bảo quản. Không mua hoặc sử dụng thịt, cá, hải sản đã bị ôi thiu; gạo, lạc, đậu đỗ đã bị mốc; khoai tây đã mọc mầm; những thực phẩm có chất độc nội sinh như cá nóc và nấm độc. Cần bảo vệ thực phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhưng tránh được chuột bọ vì đây là nguồn bệnh nguy hiểm.
Khi đi chợ, người tiêu dùng thường mua thức ăn sống (ví dụ, thịt cá tôm, rau, củ sống...) và chín (ví dụ bánh cuốn, xôi, thịt quay...) cùng lúc. Thức ăn nấu chín an toàn có thể bị nhiễm bẩn ngay khi tiếp xúc với thức ăn sống. Nếu có ý thức về sự lây nhiễm này, khi mua cần để riêng thực phẩm sống và chín như treo ở hai bên ghi đông xe đạp, móc xe máy hoặc giỏ mua hàng. Khi mua hàng ở siêu thị, để tách thực phẩm sống và chín ở các bên khác nhau của xe hoặc giỏ hàng. Nên bọc thêm một lần túi nilon cho cá và thịt sống. Tới quầy thu ngân, xếp đồ chín trước, sau đó tới thực phẩm chế biến sẵn đóng gói (ví dụ sữa hộp, sữa chua, bánh qui…), quả, rau, và cuối cùng là thịt, cá. Không quên nhắc nhân viên quầy thu ngân xếp riêng đồ sống và chín. Tách riêng thực phẩm sống và chín trong suốt quá trình từ khi mua tới khi về nhà, bảo quản ở nhà, trong tủ lạnh, chế biến thức ăn, dọn mâm cơm và sử dụng. Dùng chung dao thớt, thìa, đũa khi chế biến thực phẩm chín và sống cũng là nguy cơ gây lây nhiễm vi sinh vật từ thực phẩm bẩn sang thực phẩm sạch.
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh lây nhiễm vi sinh vật từ thực phẩm sống sang chín.
Nấu chín thực phẩm: Nhiều thực phẩm sống như thịt gia cầm, trứng, rau, quả có thể bị nhiễm các sinh vật gây bệnh. Nấu chín thức ăn sẽ giết chết các mầm bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý là những miếng thịt lớn có thể cần nhiều thời gian để chín hơn. Nên nấu bắt đầu từ nước lạnh và lửa nhỏ trong những trường hợp này để đảm bảo nhiệt được truyền đều vào phía trong của miếng thịt. Không quên kiểm tra bên trong miếng thịt (ví dụ dùng dao cắt, đũa hoặc kim châm vào miếng thịt. Nếu vẫn còn dịch đỏ chảy ra là chưa chín kỹ và cần phải nấu tiếp). Thịt đông lạnh cần phải được rã đông trước khi nấu để đảm bảo thịt được chín kỹ cả bên trong. Ăn thức ăn sống như tiết canh, gỏi cá, thịt nấu tái cũng tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm giun sán.
Thực phẩm không ăn ngay nên được đậy lồng bàn tránh ruồi, nhặng.
Giữ gìn vệ sinh dụng cụ, khu vực nấu: Người chế biến thực phẩm cũng có thể là một nguồn lây nhiễm quan trọng. Nhân viên làm việc tại các cơ sở chế biến thực phẩm, nhà hàng, bếp ăn tập thể… cần phải được tập huấn và có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra định kỳ sức khoẻ, điều trị triệt để những người mang mầm bệnh (đặc biệt là thương hàn) và mụn nhọt, băng kỹ vết cắt, vết thương trên da trước khi chế biến thực phẩm. Cần rửa tay bằng nước sạch và xà phòng thật kỹ trước khi bắt đầu chuẩn bị thức ăn, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã, bỉm cho trẻ, chạm vào vật nuôi, rác… Sau khi chuẩn bị thức ăn sống như cá, thịt hoặc gia cầm, hãy rửa lại trước khi bắt đầu chế biến các loại thực phẩm khác. Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm nên bất kỳ bề mặt và dụng cụ sử dụng để chế biến thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Tủ lạnh cũng cần được vệ sinh thường xuyên vì đây cũng là nguồn gây nhiễm vi sinh vật từ thực phẩm sống sang chín.
Ăn ngay sau khi nấu
Cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho tất cả các thành viên trong gia đình. Thực phẩm sau khi nấu cần được ăn ngay, đặc biệt là thực phẩm cho trẻ nhỏ. Ăn ngay sau khi nấu không chỉ có cảm giác ngon miệng hơn mà còn làm giảm nguy cơ vi sinh vật phát triển lại và gây bệnh. Cần che đậy thức ăn cẩn thận để tránh ruồi, rán, kiến, chuột… vì những con vật này mang rất nhiều mầm bệnh và làm ô nhiễm thức ăn. Khi thức ăn nấu chín để ở nhiệt độ phòng (20oC) khoảng 1-2 giờ, vi khuẩn bắt đầu tăng lên rất nhanh và có thể gây bệnh. Trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, thời gian nhân lên của vi khuẩn còn ngắn hơn. Thông thường, các loại canh thịt, cá dễ bị hỏng nhất. Trong những trường hợp thức ăn có mùi ôi thiu hoặc chuyển màu, người sử dụng có thể biết và đổ đi. Tuy nhiên cũng rất nhiều trường hợp thức ăn trông vẫn bình thường, nhưng đã nhiễm một lượng lớn vi khuẩn hoặc độc tố và có thể gây bệnh, đặc biệt khi nhiễm độc độc tố tụ cầu.
Nên ăn ngay sau khi nấu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh từ thực phẩm: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.