Viêm thanh quản mạn tính dẫn đến tình trạng đau họng khi nói chuyện, khàn tiếng.
Nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm dai dẳng tại dây thanh, khiến giọng nói người bệnh bị khàn đi, thậm chí mất giọng. Tuy vậy, khác với viêm cấp tính, người bệnh ít khi bị đau họng và không có dấu hiệu viêm nhiễm đáng kể.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính gồm:
Lạm dụng giọng nói
Người thường xuyên nói nhiều như ca sĩ, diễn viên, giáo viên, nhân viên tổng đài, streamer… nói to có nguy cơ bị viêm thanh quản mạn tính do dây thanh âm phải hoạt động liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá gây kích thích thanh quản, từ đó dẫn đến sưng và viêm, khiến dây thanh dày lên. Hậu quả là giọng nói bị giảm cao độ, trầm khàn hơn bình thường.
Nghiện rượu bia
Rượu là chất gây kích thích mạnh đến thanh quản, gây viêm, sưng nề.
Người thường xuyên dùng đồ uống có cồn cũng gặp tình trạng gần giống người hút thuốc lá. Cồn trong rượu bia là hóa chất có thể gây kích ứng thanh quản.
Trào ngược dạ dày thực quản
Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, dịch vị có tính acid sẽ đi ngược lên thực quản và cổ họng, từ đó tác động tới thanh quản. Tình trạng này thường trở nặng khi nằm, nên vào buổi sáng, người bệnh dễ gặp triệu chứng khàn tiếng.
Người bị viêm thanh quản do trào ngược ít khi gặp triệu chứng đường tiêu hóa. Thay vào đó, họ sẽ cảm giác như có cục nghẹn ở cổ, muốn hắng giọng, khó chịu khi nuốt, ho kéo dài.
Biện pháp đối phó viêm thanh quản
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ triệu chứng, người bệnh viêm thanh quản mạn tính sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Để nhanh cải thiện triệu chứng, tránh làm bệnh trở nặng, bạn nên hạn chế hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc; Uống nhiều nước để giữ độ ẩm; Kiêng uống rượu bia. Hàng ngày, bạn nên tránh hét to, nói chuyện trong thời gian dài.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về bệnh viêm thanh quản.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.