Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây vỡ ối trong thai kỳ?

Đa số mọi người sẽ nghĩ rằng, nếu một phụ nữ mang thai bị vỡ ối thì nghĩa là em bé sắp chào đời. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong một số trường hợp!

Vỡ ối là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng nhưng vỡ ối không có nghĩa là bạn sắp sinh em bé. Đôi khi, trong một số trường hợp, ối sẽ bị vỡ sớm hơn, trước khi bạn bắt đầu chuyển dạ và thậm chí là trước khi bạn chuẩn bị đủ tinh thần để sinh con. Và ngược lại, bạn có thể vẫn sẽ chuyển dạ mặc dù chưa vỡ ối.

Các nguyên nhân gây vỡ ối

Em bé “bơi” ở bên trong túi ối và khi em bé sẵn sàng chào đời, túi ối sẽ vỡ ra và làm dịch ối rỉ ra thông qua âm đạo.

Thông thường, túi ối sẽ bị vỡ do sự co bóp của tử cung hoặc do áp lực của em bé. Nếu ối vỡ quá sớm, thì có thể là do túi ối đã bị yếu đi trong thai kỳ do các nguyên nhân khác. Tình trạng này khiến túi ối bị vỡ hoặc rỉ ối trước khi em bé sẵn sàng ra đời.

Túi ối yếu có thể là do dinh dưỡng kém hoặc do bạn có quá nhiều nước ối. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể làm mỏng túi ối. Trong các trường hợp khác, ối sẽ không vỡ để cả khi tử cung đã bắt dầu co bóp. Nếu bạn sinh mổ, thì túi ối thậm chí sẽ không vỡ cho đến khi bạn mổ. Trong các trường hợp rất hiếm gặp, túi ối sẽ không vỡ trong quá trình chuyển dạ và em bé vẫn có thể sinh ra khi túi ối đóng kín.

Điều gì sẽ xảy ra nếu túi ối vỡ sớm?

Túi ối có thể sẽ vớ trước khi bạn có các cơn co tử cung hoặc trước khi bạn có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào. Tình trạng này được gọi là vỡ ối sớm. Túi ối cũng có thể vỡ trước tuần thứ 37, bạn sẽ có nguy cơ vỡ túi ối trước tuần thứ 37 nếu:

  • Bạn bị thiếu cân, suy dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng kém
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc trong thai kỳ
  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Có quá nhiều ối (đa ối)
  • Bị ra máu âm đạo trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Bị viêm hoặc nhiễm trùng trong tử cung
  • Cổ tử cung ngắn
  • Có tiền sử vỡ túi ối sớm

Nên làm gì?

Nếu bạn chưa chuyển diều khả năng khi vỡ ối, thì nhiều khả năng bạn sẽ sớm xuất hiện các cơn co thắt. Đa số các phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Nếu bạn không chuyển dạ, bác sỹ sẽ hỗ trợ bạn làm việc này. Nguyên nhân là vì nếu không có đủ nước ối, em bé sẽ không có được sự nâng đỡ và bảo vệ cần thiết, nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và em bé cũng sẽ cao hơn. Bác sỹ có thể đợi khoảng 48 tiếng hoặc lâu hơn trước khi kích thích chuyển dạ nếu bạn và em bé vẫn khoẻ mạnh.

Nếu nước ối của bạn vỡ quá sớm, bạn và em bé vẫn có rất nhiều lựa chọn khác, tuỳ thuộc vào tình trạng thực tế của bạn:

  • Nếu bạn mang thai ít nhất 34 tuần, bác sỹ sẽ khuyến cáo bạn nên kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ.
  • Nếu bạn mang thai trong khoảng 24-34 tuần, bác sỹ sẽ cố gắng trì hoãn việc sinh nở của bạn. Bạn có thể sẽ được kê kháng sinh đế dự phòng tình trạng nhiễm trùng. Bạn cũng có thể sẽ khuyên bạn nên tiêm steroid để giúp phổi của em bé phát triển và uống bổ sung magie sulfat để phát triển hệ thần kinh.
  • Nếu bạn bị vỡ ối trước 24 tuần thai, bác sĩ có thể sẽ cố gắng trì hoãn việc sinh nở và sẽ trao đổi với bạn về các lựa chọn cũng như mức độ an toàn của việc sinh non với bạn.

Nếu nước ối của bạn vỡ quá sớm, bạn sẽ cần chăm sóc y tế chặt chẽ hơn. Bạn sẽ cần nghỉ ngơi trên giường, tránh hoạt động hoặc phải nhập viện.

Mỗi thai kỳ đều khác nhau và bạn cùng với bác sỹ nên làm việc với nhau để xác định xem lựa chọn nào là tốt nhất cho trường hợp của bạn.

 

Bạn có thể tự gây vỡ ối được không?

Ngày dự sinh đã qua, bạn đã sẵn sàng để chào đón em bé ra đời nhưng mọi thứ vẫn chẳng có gì thay đổi cả. Kể cả như vậy bạn cũng không nên thử và tự gây vỡ ối. Ối sẽ tự vỡ và giai đoạn chuyển dạ sẽ bắt đầu (hoặc ngược lại) khi em bé của bạn đủ khoẻ và sẵn sàng ra đời.

Nếu bạn đã ở trong giai đoạn chuyển dạ tích cực và ối vẫn chưa vỡ, bác sỹ sẽ hỗ trợ bạn làm việc này.

Bạn không nên tự làm vỡ ối vì có thể dẫn đến việc gây tổn thương cho cả bạn và em bé hoặc gây nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thử các biện pháp giúp chuyển dạ tự nhiên, như massage hoặc quan hệ tình dục.

Làm thế nào để nhận ra rằng bạn đã bị vỡ ối?

Vỡ ối không gây đau đớn và không phải lúc nào cũng rõ ràng. Trong một số trường hợp, vỡ ối sẽ giống như việc rỉ nước hơn là bị “vỡ”. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đã bị vỡ ối:

  • Mùi: nếu bạn bị ra nước ở vùng âm đạo, bạn sẽ cần xác định xem đó có phải là nước ối không bằng cách ngửi. Nước ối thường sẽ không có mùi gì, và trong một số trường hợp, sẽ có mùi hơi ngọt.
  • Màu sắc: bạn có thể xác định tình trạng vỡ ối bằng màu sắc. Nước ối thường có màu trong và đôi khi có màu vàng rất nhạt hoặc có một chút máu trong đó. Tất cả trường hợp đó đều rất bình thường.
  • Cấu trúc: nước ối thường loãng và ở dạng lỏng. Trong khi dịch âm đạo hoặc nút nhầy cổ tử cung thường sẽ đặc, màu trắng sữa hoặc có lần các cục.
  • Cảm giác: bạn sẽ cảm nhận được mình bị vỡ ối. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy bị tăng áp lực và sau đó có cảm giác thứ gì đó trào ra ngoài.

Nếu bạn không chắc chắn, hãy gọi cho bác sỹ. Bạn vẫn có đủ thời gian để chuẩn bị mọi thứ, quan trọng nhất là giỏ đồ đi sinh của bạn và vào bệnh viện, kể cả khi bạn đã bắt đầu chuyển dạ.

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn bị vỡ ối và:

  • Bạn ra máu rất nhiều
  • Nước ối có màu tối hoặc màu xanh
  • Nước ối có mùi khó chịu
  • Bạn sốt cao hơn 37.5 độ C

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cho con bú ảnh hưởng thế nào đến quan hệ tình dục?

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm