Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho con bú ảnh hưởng thế nào đến quan hệ tình dục?

Không có khuyến nghị nào về việc bạn phải đợi bao lâu sau sinh mới quan hệ tình dục nhưng đa số các chuyên gia y tế khuyên rằng, bạn nên đợi từ 4-6 tuần để quan hệ tình dục trở lại. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể hồi phục lại sau khoảng thời gian sinh nở hoặc phẫu thuật.

Trong khoảng thời gian bạn ngập đầu với tã bỉm và cho con bú, thì việc quan hệ tình dục có thể là điều bạn hiếm khi nghĩ đến. Cơ thể bạn trải qua rất nhiều sự thay đổi trong quá trình này, bao gồm cả những thay đổi do việc cho con bú. Một số người đặc biệt chú ý đến vùng ngực của mình và cảm thấy ngực bị to lên, họ cảm thấy mình không còn đẹp nữa. Một số người khác lại cảm thấy mình đẹp và hấp dẫn hơn.

Cho con bú có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục hay không?

Câu trả lợi là có. Nghiên cứu năm 2005 chỉ ra rằng phụ nữ cho con bú sẽ có xu hướng trì hoãn việc quan hệ tình dục sau sinh lâu hơn so với phụ nữ không cho con bú.

Sau khi sinh, lượng estrogen của bạn sẽ giảm xuống và lượng hormone prolactin và oxytocin sẽ tăng lên. Đây là 2 loại hormone có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và sẽ đều làm cản trở ham muốn tình dục của bạn.

Việc gia tăng prolactin và oxytocin làm bạn cảm thấy thoả mãn trong việc cho con bú, do vậy, sự ham muốn về thể chất và tinh thần của bạn có thể đã được đáp ứng nên ham muốn của bạn sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, hướng ngược lại cũng có thể xảy ra. Việc gia tăng hormone và sự nhạy cảm sẽ làm tăng ham muốn tình dục của bạn. Ngực là một vùng rất nhạy cảm và bạn sẽ cảm thấy mình dễ bị kích thích hơn do việc tăng hormone và tăng cảm giác nhạy cảm.

Cho con bú có phải là một hình thức tránh thai không?

Cho con bú có thể được coi là một dạng biện pháp tránh thai tự nhiên. Nếu được áp dụng đúng, cho con bú có thể hiệu quả tới 98% trong việc ngừa thai trong vòng 6 tháng đầu sau sinh.

Tuy nhiên, phương pháp này không đơn giản như tên gọi. Phương pháp này cần được thực hiện một cách vô cùng chính xác. Đầu tiên, bạn phải đang trong giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh. Thứ 2, bạn cần cho con bú hoàn toàn và ít nhất cho con bú 5-6 tiếng một lần. Nếu bạn cho trẻ uống sữa công thức hoặc bé đã ăn dặm (trên 6 tháng) thì biện pháp tránh thai này sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn đã có kinh trở lại sau khi sinh, thì phương pháp này cũng không còn hiệu quả nữa.

Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 26% số phụ nữ đang cho con bú đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Nếu bạn sử dụng biện pháp cho bú như một biện pháp tránh thai, bạn nên sử dụng thêm một biện pháp tránh thai nữa để dự phòng.

Quan hệ tình dục có khiến bạn bị rỉ sữa không?

Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc bị rỉ sữa nếu bạn đang cho con bú và quan hệ tình dục.

Trong vòng vài ngày sau khi sinh, sữa sẽ về và việc chạm, chà xát hoặc mút nút vú trong quá trình quan hệ tình dục sẽ khiến ngực của bạn bị chảy sữa. Bạn cũng sẽ bị chảy sữa nếu đạt cực khoái. Để giảm tình trạng này, bạn nên:

  • Cho con bú hoặc hút sữa trước khi quan hệ: nếu có thời gian, cố gắng làm giảm lượng sữa ở ngực trước khi quan hệ tình dục
  • Mặc áo lót và sử dụng miếng thấm sữa: nếu 2 bạn cảm thấy thoải mái với việc mặc áo lót trong khi quan hệ, bạn nên mặc áo lót và sử dụng thêm miếng lót thấm sữa ở bên trong
  • Trao đổi với chồng/ bạn tình: hãy nói chuyện với chồng về khả năng việc chảy sữa có thể xảy ra.
Đau khi quan hệ tình dục và cho con bú

Trong khi bạn cho con bú, cơ thể sẽ sản xuất ra ít estrogen hơn. Estrogen là hormone quan trọng để bạn cảm thấy được thoả mãn và giúp âm đạo được bôi trơn. Khi estrogen giảm, bạn sẽ thấy việc mình có cảm hứng sẽ trở nên lâu hơn và âm đạo sẽ khô hơn trong quá trình quan hệ. Do vậy, hãy dành nhiều thời gian hơn để dạo đầu và sử dụng chất bôi trơn để có thể quan hệ dễ dàng hơn.

Tương tự, bạn cũng có thể sẽ bị đau phần núm vú vì cho con bú do việc bú mút của em bé. Do vậy, nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi được chạm vào ngực trong lúc quan hệ, bạn nên trao đổi với chồng hoặc bạn tình.

Trao đổi với chồng/bạn tình về việc quan hệ tình dục

Trong giai đoạn nhạy cảm này, việc cởi mở và thành thật với nhau là vô cùng quan trọng.Quan hệ tình dục sau khi sinh có thể sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thoái mái hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự phối hợp với chồng/bạn tình.

  • Chân thành: hãy nói với chồng/bạn tình về cảm giác và các mối lo ngại của bạn.
  • Cân nhắc đến những mong muốn của bản thân: tự hỏi bản thân mình xem liệu bạn đã sẵn sàng cho việc “trở lại chưa”. Nếu chưa, bạn không nên ép mình quá. Nếu có điều gì đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy nói với chồng. Ngược lại, bạn cũng nên lắng nghe từ chồng về các mối lo ngại và mong muốn của anh ấy.
  • Lắng nghe cơ thể bạn: bạn là người biết rõ nhất mình đã sẵn sàng để quan hệ hay chưa. Nếu chưa, 2 bạn có thể có rất nhiều cách khác để thân mật với nhau. Nếu bạn lo lắng về việc đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục, hãy trao đổi với bác sỹ.
  • Thử những điều mới: cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi trong giai đoạn này do vậy đừng ngại thử những điều mới như những tư thế mới hoặc những kỹ thuật mới

Giai đoạn sau sinh bạn sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi. Bạn ngủ ít hơn, ăn nhiều hơn và không có thời gian dành cho sex nữa. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ cần dành thời gian, cố gắng và một chút tinh tế, bạn và chồng có thể cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn trong việc kết nối trở lại với nhau trong giai đoạn sau sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài: Cho con bú và sử dụng kháng sinh

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm