Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây đau khi xuất tinh

Đau khi xuất tinh có thể có mức độ từ nhẹ cho đến năng, xảy ra trong hoặc sau khi xuất tinh. Cơn đau có thể xảy ra tại dương vật, bìu và đáy chậu hoặc vùng xung quanh.

Đau khi xuất tinh có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục của bạn. Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến gây đau khi xuất tinh.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng tại tuyến tiền liệt. Đây là vấn đề về tiết niệu phổ biến nhất ở nam giới dưới 50 tuổi.

Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau hoặc thường xuyên đi tiểu, do vậy, thường hay bị nhầm với tình trạng viêm đường tiết niệu. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng dưới và khó xuất tinh.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Suy giảm miễn dịch
  • Phì đại lành tính tiền liệt tuyến
  • Quan hệ tình dục đường hậu môn
  • Đặt catheter tiết niệu

Phẫu thuật

Một số loại phẫu thuật có thể gây ra một số phản ứng phụ, bao gồm đau khi xuất tinh. Phẫu thuật cắt bỏ triệt để tuyến tiền liệt (thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt và một số mô ở xung quanh) dùng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến là một trong số những phẫu thuật có thể gây ra tình trạng đau khi xuất tinh. Những nguy cơ khác của việc tiến hành thủ thuật này bao gồm rối loạn cương dương, đau dương vật và đau tinh hoàn. Phẫu thuật điều trị thoát vị cũng có thể gây đau khi xuất tinh.

Sỏi

Nếu bạn bị sỏi trong ống dẫn tinh, thì sỏi có thể sẽ làm tắc nghẽn việc phóng tinh, gây vô sinh và đau khi phóng tinh.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể gây rối loạn chức năng sinh dục, bao gồm dau khi xuất tinh. Các loại thuốc chống trầm cảm dễ gây phản ứng phụ về tình dục nhất bao gồm:

  • Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine
  • Tricyclic và tetracyclic
  • Các thuốc ức chế monoamine oxidase

Bệnh dây thần kinh thẹn

Bệnh của dây thần kinh thẹn là tình trạng dây thần kinh ở vùng chậu bị tổn thương. Những tổn thương này có thể dẫn đến đau vùng sinh dục và hậu môn. Các yếu tố có thể gây đau dây thần kinh thẹn bao gồm chấn thương, bệnh tiểu đường và bệnh đa xơ cứng.

Ung thư tiền liệt tuyến

Mặc dù ung thư tiền liệt tuyến thường không biểu hiện triệu chứng, nhưng bệnh lại có thể gây đau khi xuất tinh. Các triệu chứng khác bao gồm các vấn đề về tiết niệu, rối loạn cương dương, có máu trong nước tiểu, tinh dịch.

Nhiễm nấm trichomoniasis

Nhiễm nấm trichomoniasis là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể gây bỏng rát và đau khi đi tiểu.

Xạ trị

Xạ trị tại vùng chậu có thể dẫn đến rối loạn cương dương, bao gồm cả tình trạng đau khi xuất tinh. Nhưng những phản ứng phụ này thường chỉ là tạm thời.

Các vấn đề về tâm lý

Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây đau khi xuất tinh là không thể xác định được. Nếu bạn không bị đau khi thủ dâm, thì nguyên nhân có thể là do tâm lý. Bạn có thể đến gặp bác sỹ tâm lý, chuyên gia trị liệu để được tư vấn kỹ hơn.

Có thể có biến chứng hay không?

Đau khi xuất tinh thường là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn cần được điều trị. Đến khám bác sỹ và được điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng. Đau khi xuất tinh nếu không được điều trị có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên các hành vi tình dục của bạn.

Điều trị như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân

  • Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm không chứa steroid để giảm phù và giảm đau. Với những tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng, bạn sẽ cần phải truyền kháng sinh, thậm chí nhập viện.
  • Phản ứng phụ của phẫu thuật: một số phản ứng phụ chỉ là tạm thời và sẽ dần cải thiện. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sỹ có thể sẽ kê thêm thuốc hoặc tiến hành thêm các loại thủ thuật khác, nếu cần.
  • Điều trị sỏi: có thể sẽ cần phải phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi ống dẫn tinh
  • Thuốc chống trầm cảm: bạn không nên tự ý dừng sử dụng thuốc chông trầm cảm. Hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra loại thuốc khác thay thế.
  • Điều trị bệnh dây thần kinh thẹn: các thuốc chẹn dây thần kinh, steroid có thể sẽ giúp bạn giảm đau. Vật lý trị liệu có thể sẽ giúp bạn có vùng chậu khỏe mạnh hơn. Trong một vài trường hợp, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để chẹn dây thần kinh.
  • Ung thư tiền liệt tuyến: điều trị phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn ung thư và mức độ nghiêm trọng. Ung thư tiền liệt tuyến có thẻ sẽ cần phải xạ trị, sử dụng hormone, tiêm vaccine và hóa trị. Cũng có thể sẽ cần phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt.
  • Điều trị trichomoniasis: thường sẽ không cần phải điều trị kháng sinh. Do là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên bạn tình của bạn cũng nên được khám và điều trị.
  • Xạ trị: phản ứng phụ của xạ trị sẽ giảm đi khi quá trình xạ trị kết thúc. Trao đổi với bác sỹ nếu triệu chứng đau vẫn tiếp diễn.
  • Các vấn đề về tâm lý: nên đến gặp bác sỹ tâm lý để tiến hành trị liệu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xuất tinh ra máu: Bình thường hay nghiêm trọng?

Ths. Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - TheoHealthline
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm