Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây chảy máu cam?

Dưới đây là những ngyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi và những cách tốt nhất để phòng tránh cũng như điều trị.

Khô mũi

Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu mũi là khô khoang mũi. Hệ thống sưởi hoặc sử dụng điều hoà có thể khiến phần trong của mũi bị khô. Khu vực môi trường có không khí khô và nhiều bụi bẩn cũng có ảnh hưởng tương tự.Mũi khô sẽ tạo ra rỉ mũi, và khi bạn hắt hơi hoặc ngoáy mũi, thì sẽ bị chảy máu.

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí và uống nhiều nước là cách tốt nhất để dự phòng tình trạng khô mũi. Nếu cần, bạn có thể sử dụng một loại nước muối biển xịt mũi hoặc sử dụng một loại kem bôi kháng sinh để giúp giữ vùng trong của mũi luôn ẩm ướt.

Sổ mũi

Không quá ngạc nhiên, chỉ cần một cơn sổ mũi nhẹ cũng có thể gây chảy máu mũi. Nguyên nhân là do tổn thương các mạch máu trong mũi. Các chấn thương vùng mặt cũng có thể gây sưng và bầm tím, do vậy, nếu bạn bị chảy máu nhiều hoặc không cầm máu được, bạn nên đến gặp bác sĩ để phòng trường hợp vết thương nguy hiểm hơn bình thường.

Cảm lạnh và dị ứng theo mùa

Cảm lạnh và dị ứng theo mùa có thể gây sưng khoang mũi và gây tích tụ dịch nhầy trong mũi, dẫn đến cảm giác ngạt mũi. Ngạt mũi sẽ khiến bạn phải xì mũi thường xuyên hơn với mong muốn có thể đẩy được dịch nhầy trong mũi ra ngoài. Tuy nhiên, xì mũi thường xuyên và với lực mạnh cũng có thể khiến các mạch máu trong mũi bị vỡ ra và khiến mũi chảy máu. Dự phòng là cách tốt nhất, do vậy hãy hạn chế các ảnh hưởng của tình trạng dị ứng và tránh xì mũi quá nhiều

Di truyền

Một số bệnh di truyền có thể gây ra những sự phát triển bất thường của các mạch máu, bao gồm cả các mạch máu trong mũi. Thường xuyên chảy máu mũi  có thể là triệu chứng của tình trạng giãn mao mạch xuất huyết có tính di truyền do vậy, nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để loại trừ các nguy cơ di truyền.

Các bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành cục máu đông của cơ thể và có thể biến các tình trạng chảy máu mũi nhẹ (thậm chí bạn có thể không nhận ra) thành các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Bệnh ưa chảy máu Hemophilia là nguyên nhân nổi tiếng nhất gây chảy máu mũi.

Các loại thuốc kê đơn

Các loại thuốc làm loãng máu, ví dụ như aspirin và warfarin dùng để điều trị bệnh tim hoặc đột quỵ, có thể khiến các tình trạng chảy máu nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu các thuốc bạn đang uống có thể khiến tình trạng chảy máu mũi nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ kịp thời để đổi thuốc hoặc có cách cầm máu.

Phát triển bất thường trong mũi

Những sự phát triển bất thường trong mũi, bao gồm polyp, sẹo và khối u cũng có thể gây chảy máu mũi. Mặc dù khối u trong khoang mũi rất hiếm gặp nhưng chúng có thể gây chảy máu, đặc biệt là nếu tình trạng chảy máu đi kèm với cảm giác ngạt hoặc tắc mũi. Thường xuyên chảy máu mũi ở người trưởng thành nên được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.

Nhận thức đúng mối nguy hiểm

Thực ra nguyên nhân gây chảy máu mũi có thể không quan trọng bằng loại chảy máu mũi. Có rất nhiều loại chảy máu mũi khác nhau, phụ thuộc vào vị trí bị chảy máu. Một số dạng chảy máu mũi xuất phát từ mũi trước và một số trường hợp lại xuất phát từ mũi sau. Chảy máu xuất phát từ mũi trước thường sẽ khiến máu chảy ra ngoài.

Chảy máu do chấn thương hoặc khô mũi thường sẽ xuất phát từ mũi trước. Đây là dạng phổ biến nhất và rất hiếm khi là trường hợp nguy nhiểm, trừ khi có nguyên nhân tiềm ẩn, ví dụ như sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc có vấn đề về đông máu.

Chảy máu mũi sau có thể sẽ phức tạp hơn, đôi khi bạn sẽ nuốt phải máu mũi hoặc nôn ra máu, thay vì chảy ra ngoài theo mũi. Chảy máu mũi sau cũng thường nghiêm trọng hơn. Phần sau mũi là nơi có nhiều mạch máu lớn, trong khi phần trước mũi là nơi có nhiều mạch máu nhỏ. Do vậy, nếu bạn nôn ra cục máu đông lớn hoặc nuốt vào một lượng lớn maáu thì có thể là do chảy máu mũi từ phía sau. Chảy máu mũi từ phía sau nên được đưa đến phòng cấp cứu.

Điều trị

Nhiều người cho rằng khi bị chảy máu mũi thì nên ngửa cổ về sau nhưng việc này có thể khiến bạn sẽ nuốt phải máu và có thể gây sặc. Bạn chỉ cần bóp nhẹ mũi ở phía trước là máu có thể sẽ không chảy nữa. Bạn có thể ngồi thẳng lưng để làm giảm lượng máu chảy xuống mũi. Chảy máu mũi nghiêm trọng, kéo dài và mạn tính có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng. Do vậy, trong những trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu nghẹt thở do dị vật

Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

Xem thêm