Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chảy máu mắt

Chả máu mắt thường là do xuất huyết hoặc vỡ mạch máu ở phía dưới bề mặt của mắt. Phần lòng trắng của mắt sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc sẽ có đốm đỏ. Một dạng chảy máu mắt khác ít phổ biến hơn có thể xảy ra với phần màu đen của mắt. Trong trường hợp này, tình trạng xuất huyết sẽ xảy ra ở phần sâu hơn của mắt và đôi khi sẽ gây đỏ mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu mắt. Phụ thuộc vào vị trí chảy máu ở mắt, tình trạng chảy máu có thể sẽ vô hại hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu bạn nghĩ rằng mình bị chảy máu mắt.

Các loại chảy máu mắt

Có 3 loại chảy máu mắt chính

Xuất huyết kết mạc

Bề mặt trong suốt ở trên cùng của mắt được gọi là kết mạc. Kết mạc sẽ che phủ toàn bộ phần lòng trắng của mắt. Kết mạc có các mạch máu rất nhỏ mà mắt thường không quan sát được. Xuất huyết kết mạc sẽ xảy ra khi một mạch máu bị nứt hoặc vỡ ngay ở dưới kết mạc. Khi tình trạng này xảy ra, máu sẽ tích tụ trong các mạch máu hoặc giữa kết mạc và lòng trắng. Chảy máu mắt thường sẽ khiến bạn nhìn rõ các mạch máu trong mắt hoặc các đốm đỏ ở mắt. Loại chảy máu mắt này thường rất phổ biến và thường sẽ không gây đau đớn và cũng không gây ảnh hưởng gì đến thị lực cả.

Bạn không cần điều trị tình trạng xuất huyết kết mạc. Xuất huyết kết mạc thường vô hại và biến mất trong khoảng 1 tuần.

Xuất huyết tiền phòng

Xuất huyết tiền phòng là tình trạng xuất huyết xảy ra tại mống mắt và đồng tử. Tình trạng này sẽ xảy ra khi máu tích tụ ở giữa mống mắt đồng tử và giác mạc. Giác mạc là lớp vòm bao phủ mắt trông rất giống kính áp tròng. Xuất huyết tiền phòng thường xảy ra khi mống mắt đồng tử bị tổn thương hoặc rách.

Tình trạng này ít xảy ra hơn và có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Xuất huyết tiền phòng có thể làm bạn mất đi một phần hoặc hoàn toàn thị lực. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể sẽ dẫn đến việc mất đi thị lực hoàn toàn.

Khác với xuất huyết kết mạc không gây đau, xuất huyết tiền phòng thường sẽ gây đau.

Các loại xuất huyết sâu hơn

Xuất huyết sâu hơn ở bên trong hoặc ở phía sau của mắt thường sẽ không nhìn thấy trên bề mặt của mắt. Đôi khi cũng có thể gây đỏ mắt.  Các mạch máu bị tổn thương hoặc vỡ, đôi khi là các biến chứng khác có thể gây chảy máu sâu ở bên trong nhãn cầu. Các loại chảy máu sâu ở bên trong mắt bao gồm:

  • Xuất huyết thuỷ tinh thể
  • Xuất huyết dưới võng mạc
  • Xuất huyết dưới hoàng điểm

Các nguyên nhân gây chảy máu mắt

Bạn có thể sẽ bị xuất huyết kết mạc mà không nhận ra. Nguyên nhân gây xuất huyết kết mạc cũng thường không rõ ràng.

Tổn thương

Đôi khi bạn có thể làm vỡ các mạch máu ở mắt khi:

  • Ho
  • Hắt hơi
  • Nôn mửa
  • Rặn
  • Nhấc vật nặng
  • Giật đầu bất ngờ
  • Bị tăng huyết áp
  • Đeo kính áp tròng
  • Có phản ứng dị ứng.

Trẻ nhỏ bị hen suyễn và ho gà thường sẽ có nguy cơ bị xuất huyết kết mạc cao hơn.

Các nguyên nhân khác bao gồm các chấn thương với mắt, mặt, hoặc đầu, ví dụ như:

  • Dụi mắt quá mạnh
  • Cào vào mắt
  • Chấn thương, tổn thương hoặc bị đấm vào mắt/gần mắt
 

Nguyên nhân gây xuất huyết tiền phòng

Xuất huyêt tiền phòng ít gặp hơn. Nguyên nhân thường là do tai nạn, ngã, bị đánh hoặc va vào vật gì đó gây chấn thương ở mắt. Các nguyên nhân khác gây xuất huyết tiền phòng bao gồm:

  • Nhiễm trùng mắt, đặc biệt là do virus herpes
  • Mống mắt có các mạch máu bất thường
  • Các vấn đề liên quan đến đông máu
  • Biến chứng sau phẫu thuật mắt
  • Ung thư tại mắt

Dùng thuốc

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại thuốc làm loãng máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu mắt. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Warfarin
  • Dabigatran
  • Rivaroxaban
  • Heparin

Các loại thuốc NSAIDs không cần kê đơn khác và các thực phẩm chức năng bổ sung cũng có thể sẽ làm loãng máu. Hãy thông bao với bác sỹ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc sau:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Vitamin E
  • Tỏi
  • Gingko biloba
  • Hoa anh thảo
  • Cây cọ

Liệu pháp miễn dịch interferon cũng có thể có liên quan đến tình trạng chảy máu mắt.

Các bệnh khác

Một số tình trạng bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu mắt hoặc làm yếu các mạch máu ở mắt, bao gồm:

  • Bệnh võng mạc tiểu đường
  • Rách võng mạc
  • Xơ cứng động mạch
  • Phình động mạch
  • Thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi tác
  • Bệnh võng mạc tế bào hình liềm
  • Tắc nghẽn tĩnh mạch võng mạc trung tâm
  • Đa u tuỷ
  • Hội chứng Terson
  • Sa kết mạc
  • Bong dịch kính sau
  • Nhiễm trùng

Một số tình trạng nhiễm trùng có thể sẽ trông giống với chảy máu mắt. Đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc là những bệnh về mắt dễ lây ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn. Trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ nếu ống lệ bị tắc. Kích ứng mắt do dị ứng và các chất hoá học cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Điều trị

Điều trị tình trạng chảy máu mắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Xuất huyết kết mạc thường không nghiêm trọng và không cần phải điều trị.

Điều trị bằng thuốc

Nếu bạn mắc các tình trạng tiềm ẩn, ví dụ như tăng huyết áp, bác sỹ sẽ điều trị các tình trạng này trước.

Xuất huyết tiền phòng là tình trạng nặng hơn và cần điều trị ngay. Bác sỹ có thể sẽ kê đơn các loại thuốc nhỏ mắt sau:

  • Hỗ trợ nước mắt nhân tạo cho mắt khô
  • Thuốc nhỏ mắt có chứa steroid nếu bị sưng
  • Thuốc nhỏ mắt làm tê nếu bị đau
  • Thuốc kháng sinh nhỏ mắt nếu bị nhiễm khuẩn
  • Thuốc kháng virus nhỏ mắt nếu bị nhiễm virus
  • Phẫu thuật laser để sửa chữa các mạch máu
  • Phẫu thuật mắt để làm thoát máu
  • Phẫu thuật tuyến lệ
  • Chăm sóc mắt tại nhà

Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, hãy tháo chúng ra. Không đeo kính áp tròng cho đến khi bác sỹ cho phép. Ngoài ra, bạn cũng có thể:

  • Sử dụng các thuốc nhỏ mắt đúng chỉ định
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Gối cao đầu
  • Không hoạt động thể lực quá nhiều
  • Thường xuyên kiểm tra mắt và thị lực
  • Thường xuyên kiểm tra và thay kính áp tròng
  • Không ngủ khi đang đeo kính áp tròng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau phía sau mắt

Ths. Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm