Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người bệnh đái tháo đường
Liệt dạ dày
Liệt dạ dày là một biến chứng đái tháo đường, xảy ra khi lượng đường huyết tăng cao gây tổn thương các dây thần kinh, ảnh hưởng tới cách cơ thể tiêu hóa thức ăn.
Biến chứng này có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn/nôn mửa, chán ăn, khó chịu, đau đớn sau khi ăn, dù bạn chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Điều này có thể xảy ra ngay sau khi bạn bắt đầu ăn, hoặc xảy ra rất lâu sau khi bạn đã kết thúc bữa ăn của mình.
Thông thường, các cơ tại dạ dày sẽ phải co bóp, thắt chặt nhằm đưa thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi đường huyết tăng cao gây tổn thương các dây thần kinh, các cơ tại dạ dày sẽ hoạt động chậm lại hoặc hoàn toàn mất khả năng hoạt động. Điều này khiến dạ dày không làm việc hiệu quả, khiến thức ăn mất nhiều thời gian hơn để đi qua dạ dày.
Liệt dạ dày có thể gây rối loạn tiêu hóa ở người bệnh đái tháo đường.
Biến chứng liệt dạ dày ảnh hưởng tới tốc độ hấp thụ thức ăn của cơ thể, do đó khiến người bệnh khó xác định được liều lượng insulin phù hợp với khẩu phần thức ăn. Biến chứng này cũng ảnh hưởng tới cách cơ thể hấp thụ các dưỡng chất, từ đó có thể gây suy dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường.
Người bệnh đái tháo đường bị liệt dạ dày cũng có thể thường xuyên bị nôn mửa. Điều này rất nguy hiểm vì có thể gây mất nước, khiến người bệnh thường xuyên thấy khát nước. Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi với bác sỹ nếu thấy có các rối loạn tiêu hóa cảnh báo biến chứng liệt dạ dày.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường
Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường, ví dụ như thuốc metformin có thể gây ra các tác dụng phụ đáng chú ý trên đường tiêu hóa, bao gồm các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…
Thông thường, các triệu chứng này thường tự khỏi sau khi người bệnh bắt đầu thích nghi với thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng tiêu chảy có thể kéo dài và chỉ chấm dứt khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng một loại thuốc khác.
Thuốc metformin có thể mang tới nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường, như giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol, cải thiện gan nhiễm mỡ…
Cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh đái tháo đường
Kiểm soát bệnh đái tháo đường là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cũng như giúp trì hoãn, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra. Nhìn chung, bạn có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bằng những cách sau:
- Duy trì lượng đường huyết trong mức ổn định.
- Thay vì ăn 3 bữa lớn/ngày, người bệnh đái tháo đường có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên hơn cũng như tránh ăn quá nhiều chất béo và chất xơ. Ăn quá no, ăn quá nhiều chất béo, chất xơ cùng lúc có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.
- Hạn chế nằm ngay sau khi ăn để ngăn tình trạng trào ngược acid, ợ nóng.
- Uống đủ nước: Đa số người bệnh đái tháo đường trưởng thành sẽ cần uống đủ từ 6 - 10 cốc nước/ngày, tùy vào nhu cầu và mức độ hoạt động.
- Trao đổi với bác sỹ về các loại thuốc, các sản phẩm thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Nếu các loại thuốc, thực phẩm chức năng gây rối loạn tiêu hóa, bác sỹ có thể tư vấn cho bạn chuyển sang dùng loại thuốc hoặc sản phẩm khác.
- Hạn chế uống nhiều rượu bia.
- Bỏ thuốc lá.
- Duy trì hoạt động thể chất ít nhất 150 phút/tuần.
Để hạn chế những tác dụng không mong muốn của Tây y, hạn chế biến chứng đái tháo đường, người bệnh có thể tham khảo, kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Theo nghiên cứu, 5 thảo dược: Lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá giúp tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, từ đó giúp kiểm soát đường huyết và biến chứng tốt hơn, hạn chế việc phải tăng liều thuốc Tây y và các tác dụng phụ của chúng.