Kim loại nặng trong nước được loại bỏ khi pha trà
Kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân và arsenic là những chất độc hại có thể xuất hiện trong thực phẩm và nước uống của chúng ta. Những kim loại này có thể tồn tại tự nhiên trong đất và nguồn nước, nhưng mức độ ô nhiễm lại gia tăng do các hoạt động công nghiệp và ô nhiễm môi trường. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã kiểm tra kim loại nặng trong thực phẩm, nước uống lại không dễ kiểm soát, nhất là đối với những hộ gia đình sử dụng nước giếng hoặc sống trong các khu vực có hệ thống ống nước cũ.
Nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong nước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu độc đáo, thử nghiệm khả năng của trà trong việc lọc kim loại nặng khỏi nước. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí ACS Food Science & Technology vào tuần qua, mở ra một hướng đi mới trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu, nhóm khoa học đã chọn thử nghiệm một loạt các loại trà, bao gồm trà đen, trà xanh, trà ô long, trà trắng, trà hoa cúc và trà rooibos. Các mẫu trà này được kiểm tra với cả trà lá rời và trà túi lọc. Họ đã tạo ra các mẫu nước bị ô nhiễm với các kim loại nặng như chì, crom, đồng, kẽm và cadmium, sau đó đun nóng gần sôi và pha trà trong khoảng thời gian từ vài giây đến 24 giờ. Sau mỗi lần pha, mức độ kim loại trong nước được đo để xác định lượng kim loại còn lại sau khi pha trà.
Ngoài các loại trà, nhóm nghiên cứu còn thử nghiệm khả năng hấp thụ kim loại nặng của các loại túi trà làm từ vật liệu khác nhau như cotton, nylon và cellulose.
Những phát hiện quan trọng
Trà túi lọc làm bằng cellulose, một loại vật liệu tự nhiên được làm từ bột gỗ
Kết quả cho thấy, túi trà làm từ cotton và nylon không có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước, trong khi túi trà làm từ cellulose lại rất hiệu quả. Điều này được lý giải bởi diện tích bề mặt của túi cellulose. Diện tích bề mặt lớn giúp tăng khả năng hấp thụ kim loại nặng. Cellulose là vật liệu tự nhiên được làm từ bột gỗ, có bề mặt thô hơn nylon, do đó dễ dàng hấp thụ các kim loại nặng hơn.
Tuy nhiên, nylon lại có một vấn đề khác. Các túi trà làm từ nylon có thể giải phóng vi nhựa vào trong nước, điều này gây lo ngại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Về các loại trà, trà đen có hiệu quả nhất trong việc loại bỏ kim loại nặng. Khi lá trà được chế biến thành trà đen, chúng bị nhăn và các lỗ trên lá mở ra, từ đó tạo ra diện tích bề mặt lớn hơn, giúp hấp thụ các kim loại nặng. Trà lá xay mịn cũng có khả năng hấp thụ kim loại cao hơn so với trà lá nguyên, nhờ vào diện tích bề mặt cao hơn.
Đặc biệt, thời gian pha trà là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả lọc kim loại nặng. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nếu trà chỉ được ngâm trong vài giây, hiệu quả lọc sẽ rất thấp. Ngược lại, khi trà được pha lâu hơn, đặc biệt là qua đêm, khả năng loại bỏ kim loại nặng sẽ tốt hơn rất nhiều.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
Hãm trà càng lâu càng tốt
Với những kết quả từ nghiên cứu này, nếu bạn muốn giảm thiểu kim loại nặng trong nước, hãy để trà ngâm lâu hơn. Nếu bạn không thích trà quá đậm, có thể pha một lượng lớn nước và để trà ngâm trong thời gian dài, sau đó hâm lại nếu cần.
Nếu bạn sử dụng trà túi lọc sẵn, hãy ưu tiên chọn các loại túi trà làm từ cellulose, vì chúng giúp loại bỏ kim loại nặng hiệu quả hơn so với túi trà làm từ nylon. Trong trường hợp khó tìm thấy túi trà cellulose, bạn có thể lựa chọn trà lá rời và sử dụng bộ lọc trà bằng thép không gỉ cao cấp, hoặc các bộ lọc thủy tinh an toàn không chứa kim loại nặng.
Đọc thêm tại bài viết sau: 4 loại trà làm dịu đường ruột cho người bị viêm loét đại tràng
Chế độ giảm cân ăn nhiều protein (chủ yếu là thịt) được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới cảnh báo, việc tuân theo chế độ ăn thịt sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Chúng ta thường nghĩ chỉ trẻ em mới mắc bệnh Sởi mà không biết rằng người lớn cũng có thể mắc sởi, thậm chí có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.
Mặc dù đánh răng là điều cần thiết để giữ cho hàm răng trắng sáng của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất, nhưng thời điểm đánh răng cũng rất quan trọng. Trên thực tế, đánh răng quá sớm sau một số bữa ăn nhất định (và trong một số tình huống khác) có thể gây nguy hiểm cho men răng của bạn. Bạn có tò mò không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những thời điểm đáng ngạc nhiên khi việc đánh răng có thể gây hại nhiều hơn lợi, bạn nên "nhịn" bao lâu và làm thế nào để bảo vệ răng mà không ảnh hưởng đến nụ cười của bạn.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.