Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật tim mạch

Mỗi cuộc phẫu thuật mổ mở tim đều có nguy cơ gặp phải các biến chứng đặc hiệu với những thủ thuật được thực hiện, ngoài ra còn có nguy cơ chung của phẫu thuật và nguy cơ chung của gây mê.

Nguy cơ này rất khác nhau giữa các loại phẫu thuật tim khác nhau (bao gồm cấy máy tạo nhịp tim, bắc cầu động mạch vành, sửa dị tật bẩm sinh, sửa van tim) và có thể nguy cơ sẽ cao hơn nếu tim ngừng đập và máu được bơm bằng một thiết bị bắc cầu tim-phổi hơn là tim trong quá trình phẫu thuật.

Nguy cơ mắc biến chứng từ phẫu thuật mổ mở tim có thể chỉ được quyết định bởi bác sĩ phẫu thuật dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, thủ thuật mà bạn có và những yếu tố cá nhân như tuổi, giới, ảnh hưởng đến mức độ nguy cơ của bạn. Nguy cơ tăng lên ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên, bệnh nhân đã từng phẫu thuật tim, và những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh động mạch vành, và tăng huyết áp.

Trong một số trường hợp, nguy cơ của bạn có thể giảm xuống bằng cách dùng thuốc theo đơn, thay đổi lối sống bao gồm ăn chế độ ăn dinh dưỡng trước phẫu thuật và hạn chế sử dụng thuốc lá.

Biến chứng tiềm ẩn trong và sau phẫu thuật tim

Một số biến chứng thường gặp trong phẫu thuật tim thường xuất hiện trong những ngày hồi phục ở bênh viện. Bệnh nhân được theo dõi chặt những biến chứng bởi nhân viên y tế thông qua các xét nghiệm.

  • Chảy máu: có thể xảy ra ở vị trí đường rạch hoặc từ vùng tim được phẫu thuật.
  • Nhịp tim bất thường: trong những trường hợp hiếm gặp, một mạch tạo nhịp tạm thời đặt ngoài hoặc máy tạo nhịp vĩnh viễn đặt bên trong có thể cần thiết để giải quyết vấn đề này.
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim: tổn thương đến cơ tim do thiếu máu
  • Tử vong: nguy cơ tử vong tăng lên trong phẫu thuật mà tim bị dừng hoạt động trong quá trình thực hiện thủ thuật.
  • Cục máu đông: cục máu đông có thể hình thành trong và xung quanh tim hoặc đi theo dòng máu
  • Đột quỵ: thường do cục máu đông hình thành sau phẫu thuật
  • Mất máu: trong một số trường hợp, cần thiết phải truyền máu
  • Phẫu thuật cấp cứu: Nếu có vấn đề về hồi phục sau phẫu thuật, một phẫu thuật cấp cứu có thể cần thiết để sửa chửa.
  • Chèn ép tim (chèn ép màng ngoài tim): Một tình trạng đe dọa tính mạng khi mà màng ngoài tim chứa đầy máu. Điều này khiến tim không còn khả năng hoạt động bình thường

Nguy cơ phẫu thuật tim cấp máu ngoài lồng ngực

Trong phẫu thuật tim, tim cần dừng hoạt động để phẫu thuật viên có thể hoàn thành thủ thuật. Có 2 nguyên nhân khiến tim phải dừng hoạt động. Đầu tiên, tim đang đập là một vật thể di chuyển, khiến phẫu thuật khó khăn hơn. Thứ 2, một số phẫu thuật mà phẫu thuật viên cần rạch vào tim để đi vào các buồng tim, nếu tim đang đập thì phẫu thuật viên sẽ không thể kiểm soát được tình trạng chảy máu ở tim.

Nếu cần thiết phải dừng tim, một thiết bị bắc cầu tim phổi được sử dụng. Thiết bị này sẽ cung cấp oxy cho máu và bơm máu giàu oxy vào dòng máu. Thủ thuật yêu cầu thiết bị bắc cầu thường gọi là thủ thuật “dùng tuần hoàn ngoài cơ thể”. Mặc dù kỹ thuật và thiết bị bắc cầu cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, vẫn có nguy cơ đi kèm với việc sử dụng bơm:

  • Chảy máu: nguy cơ tăng lên do thuốc chống đông máu được sử dụng
  • Cục máu đông
  • Đột quỵ: bắc cầu tim phổi làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông di chuyển đến não
  • Tổn thương thận hoặc phổi
  • Cột áp bơm: ở một số bệnh nhân, sử dụng bơm bắc cầu tim phổi có thể dẫn đến trạng thái tinh thần lơ mơ và lú lẫn sau phẫu thuật
  • Tử vong: sau khi tim ngừng hoạt động, trong một số trường hợp hiếm gặp, tim klhông thể đập trở lại sau khi phẫu thuật được hoàn thành.

Xem thêm các thông tin về tim mạch tại đây.

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm