Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biến chứng của cảm lạnh - Phần 1

Cảm lạnh thường tự khỏi và không cần thiết phải đi khám bác sỹ. Tuy nhiên, đôi khi, cảm lạnh sẽ phát triển thành các biến chứng khác về sức khỏe như viêm phế quản, viêm phổi...

Các biến chứng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Những người này nên đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu cảm lạnh và gọi ngay cho bác sỹ nếu có dấu hiệu đầu tiên của các biến chứng.

Nếu các triệu chứng của cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng nặng hơn, bạn có thể có các biến chứng thứ cấp. Trong những trường hợp này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị rằng bạn nên đến gặp bác sỹ.

Sơ lược các biến chứng liên quan đến cảm lạnh

Viêm tai cấp tính

Viêm tai là một biến chứng thường gặp của bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Cảm lạnh có thể gây ra việc hình thành dịch và tắc nghẽn sau màng nhĩ. Khi vi khuẩn hoặc virus cảm lạnh thâm nhập vào khoảng không chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ sẽ gây ra viêm tai. Điều này thường gây ra một cơn đau cực độ ở tai. Trẻ rất nhỏ thường không thể nói ra những gì chúng đang trải qua mà chỉ có thể khóc hoặc ngủ kém. Trẻ nhỏ bị viêm tai có thể có dịch nhầy từ mũi màu xanh hoặc vàng, đôi khi có sốt sau khi bị nhiễm cảm lạnh thông thường.

Viêm tai sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần. Điều trị thông thường như chườm ấm, sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen (thuốc không cần kê đơn) và các thuốc nhỏ tai theo đơn cũng giúp làm giảm các triệu chứng. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh. Trong những trường hợp rất hiếm, phẫu thuật ống tai sẽ được tiến hành để làm khô các dịch trong tai.

Nếu trẻ nhỏ nhà bạn có các triệu chứng của viêm tai, hãy đưa trẻ đến khám bác sỹ.

Lên cơn hen suyễn

Theo Mayo Clinic, cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất của cơn hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng hen suyễn, bao gồm khò khè khó thở, tức ngực có thể trở nên nặng hơn ở những trẻ bị cảm lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh cũng sẽ kéo dài hơn ở những trẻ bị hen suyễn.

Nếu bạn bị hen suyễn và đang bị cảm lạnh, khuyến nghị bạn nên làm theo những bước sau:

Kiểm soát lượng khí của bạn với máy đo lưu lượng khí vào cùng một thời điểm hàng ngày, qua đó, điều chỉnh thuốc hen suyễn của bạn cho phù hợp.

Lập kế hoạch đối phó với các cơn hen suyễn, lên kế hoạch chi tiết về những gì cần làm nếu các triệu chứng nặng hơn. Nếu bạn chưa có kế hoạch này, trao đổi với bác sỹ để tạo ra kế hoạch của riêng bạn.

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, uống nhiều nước.

Nếu các triệu chứng hen suyễn nặng hơn, điều chỉnh lượng thuốc của bạn và đến gặp bác sỹ.

Tìm sự giúp đỡ của nhân viên y tế ngay lập tức nếu bạn cảm thấy cực kỳ khó thở, họng bị sưng nghiêm trọng hoặc nếu bạn có các triệu chứng của viêm phổi (sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, cảm thấy đau buốt khi hít thở sâu hoặc ho có đờm)

Chìa khóa của việc dự phòng hen suyễn có liên quan đến cảm lạnh là biết cách kiểm soát cơn hen của bạn trong khi bị cảm lạnh và điều trị sớm khi triệu chứng hen suyễn bùng phát.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng của các xoang mũi, được nhận ra bởi các cơn đau ở vùng mặt, đau đầu nặng, sốt, ho, sưng họng, mất vị giác và khứu giác, cảm giác đầy ở tai và hơi thở hôi.

Viêm xoang có thể phát triển khi cơn cảm lạnh thông thường làm tắc nghẽn các xoang mũi (xoang mũi là 4 cặp xương rỗng bao quanh mũi). Xoang mũi tắc nghẽn sẽ khiến vi khuẩn và virus phát triển trong các dịch nhầy của mũi. Điều này sẽ dẫn tới viêm và nhiễm trùng xoang mũi.

Viêm xoang cấp tính có thể kéo dài tới 8 tuần nhưng thường có thể điều trị được. Bác sỹ có thể gợi ý một vài loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, thuốc thông mũi và đôi khi sẽ kê thêm thuốc kháng sinh. Hít hơi nước đôi khi cũng làm giảm các triệu chứng. Đổ nước sôi vào một cái bát hoặc chậu, trùm khăn qua đầu và cúi mặt hít hơi nước. Tắm nước nóng và thuốc xịt mũi từ muối biển cũng có thể có tác dụng.

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm xoang hoặc nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài trên 10 ngày, hãy đến gặp bác sỹ. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng nếu viêm xoang không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm hơn.

Viêm họng

Đôi khi, những người bị cảm lạnh có thể sẽ bị viêm họng. Viêm họng thường phổ biến ở trẻ nhỏ lứa tuổi đi học và trẻ vị thành niên (từ 5-15 tuổi), nhưng người lớn cũng có thể bị viêm họng.

Viêm họng có nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcal, lây lan tương tự như cảm lạnh. Bạn có thể bị viêm họng khi tiếp xúc với người bệnh hoặc với các bề mặt, các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc khi dùng chung đồ dùng với người bệnh.

Triệu chứng của viêm họng bao gồm:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Sưng, đỏ amiđan (đôi khi có chấm trắng hoặc có mủ)
  • Xuất hiện những nốt nhỏ, màu đỏ ở vòm họng
  • Sưng, đau các hạch bạch huyết ở cổ
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Kiệt sức
  • Ban đỏ
  • Đau bụng và/hoặc nôn mửa (thường gặp ở trẻ nhỏ)

Viêm họng thường được điều trị bằng kháng sinh và các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn để giảm đau. Nếu được chỉ định dùng kháng sinh, bạn hãy dùng đủ liều, kể cả khi bạn đã cảm thấy khá hơn. Dừng thuốc kháng sinh ở giữa liều có thể dẫn đến việc tái phát triệu chứng hoặc thậm chí những biến chứng nặng hơn như các bệnh về thận hoặc sốt thấp khớp.

(...) còn tiếp

Mời các bạn đón đọc bài viết  "Các biến chứng của cảm lạnh - Phần 2" tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kháng kháng sinh và cảm lạnh thông thường
Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm