Một số loại thuốc có lượng muối khá cao
Theo thống kê, một số loại thuốc tan trong nước, dạng viên hoặc dạng bột, có hàm lượng muối khá cao, trong số đó lượng muối trong một viên Paracetamol 500mg là cao nhất. Một viên Paracetamol có chứa đến 18,6 mmol Natri.
Nếu chỉ uống dưới 4g thuốc/ngày thì cơ thể vẫn chịu được lượng muối trong thuốc. Nhưng nếu dùng tối đa lượng thuốc cho phép uống một ngày là 4g thì lúc đó lượng muối mà cơ thể phải nạp vào sẽ là tương đương 148,8mmol, cao hơn rất nhiều so với mức được khuyên dùng (104 mmol, tương đương 2,4g).
Các loại thuốc sủi cũng có hàm lượng muối Natri bicácbonat rất cao để thuốc sủi tốt hơn, Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu các loại thuốc sủi này được sử dụng trong thời gian dài chẳng hạn như các loại thuốc giảm đau kê cho các bệnh mãn tính. Lượng muối lớn thường xuyên được nạp vào cơ thể này có thể ảnh hưởng xấu tới hệ thống tim mạch của bệnh nhân.
Cảnh giác với nguy cơ tim mạch do muối trong thuốc
Như đã đề cập ở phần trên, để bào chế viên sủi trong thành phần của thuốc luôn có tá dược rã sinh khí gồm có lượng khá lớn muối kiềm (natri carbonat hoặc natri bicarbonat) và acid hữu cơ (như acid citric).
Khi bỏ viên sủi vào trong nước, muối kiềm sẽ tác dụng với acid hữu cơ phóng thích khí CO2 (thán khí) gây sủi bọt. Như vậy, trong viên sủi luôn chứa muối kiềm tức chứa natri sẽ gây tăng huyết áp đối với đối với người có sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối (kiêng muối thực chất là kiêng natri).
Theo một nghiên cứu đăng trên báo Y tế của Anh thì lượng muối có trong các loại thuốc có khả năng dẫn tới tỉ lệ tăng huyết áp cao gấp 7 lần. Thậm chí chúng còn có thể gây ra đột quỵ và tử vong.
Nghiên cứu dữ liệu từ hồ sơ bệnh án của 1,2 triệu bệnh nhân người Anh cho thấy trong khoảng thời gian 7,23 năm có tổng cộng 61.072 ca liên quan tới tim mạch và các bệnh nhân thường được kê các loại thuốc có hàm lượng muối cao.
Cũng theo nghiên cứu, bệnh nhân dùng ít nhất hai trong số các thuốc này trong thời gian nghiên cứu tăng 16% nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim so với những bệnh nhân dùng dạng thuốc không chứa muối.
Quỹ trái tim Anh cho biết, để hạn chế nguy cơ tim mạch do muối trong thuốc, cần hạn chế sử dụng thường xuyên hay sử dụng các thuốc này trong thời gian dài.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.