Dinh dưỡng từ thực vật – nguồn dinh dưỡng lành mạnh
Ngày nay, các khuyến cáo dinh dưỡng trên thế giới cũng khuyên nên “giảm ăn thịt” với mục đích phòng và hỗ trợ trong việc chữa trị một số bệnh lý mãn tính liên quan đến ăn uống như thừa cân béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ung thư, táo bón, …
Nguồn thức ăn thực vật bao gồm các loại ngũ cốc, khoai, rau củ quả, đậu, các loại hạt và dầu. Với một bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm thì với đa dạng các loại thực phẩm thực vật vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Nhóm bột đường gồm gạo, bắp, khoai, mì, miến,… Nhóm thực phẩm giàu đạm có đậu hũ, nấm các loại, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành,… Các loại đậu que, đậu đũa vừa là rau cũng vừa cung cấp lượng Protein tốt cho sức khỏe. Chất béo cũng dồi dào trong thực phẩm thực vật như hạt mè, đậu phộng, hạt điều, đậu nành,… Nguồn rau củ quả là thành phần chính cung cấp chất xơ và vitamin cho các chế độ ăn lành mạnh.
Có thể nói: “Một bữa ăn nếu không có thịt, cá cũng vẫn không sao, nhưng không thể thiếu vắng các thực phẩm thực vật được!”
Khi sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật một cách hợp lý, hạn chế ăn các thức ăn động vật thì sẽ có một số lợi ích như giảm bớt năng lượng khẩu phần, tăng nhiều lượng chất xơ hữu ích, kiểm soát vi khuẩn ruột, giảm nhiều lượng cholesterol có hại, cung cấp nhiều vitamin C qua rau quả… nên sẽ rất tốt cho sức khỏe, can thiệp mạnh mẽ vào quá trình điều trị các bệnh lý của thời đại hiện nay cũng như phòng ngừa chúng.
Giảm cân, giảm mỡ và ưu điểm của thực vật
Protein từ đậu
Người thừa cân, béo phì vốn có lượng Cholesterol xấu rất cao, cần kiêng các loại Protein có nguồn gốc động vật. Khi kiêng thịt, cá…, điều cần phải quan tâm nhất là lượng Protein cung cấp cho cơ thể phải đạt đủ cả số lượng và chất lượng. Protein có nguồn gốc thực vật chủ yếu là chứa trong các loại đậu, nhất là đậu nành (đậu nành phân lập, không đột biến gen, được trồng hữu cơ). Trong đậu nành cũng có chất béo thực vật không chứa cholesterol, giàu canxi, kali, magie, folate, vitamin nhóm B, vitamin A, E và D, nhiều chất xơ… Chỉ số đường huyết GI (là khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm sau khi ăn so với đường glucose là 100) của đậu nành thuộc nhóm thấp (GI từ 0-55), khoảng 20 – 30, thuộc loại rất thấp và có thể nói là thấp nhất trong các loại thực phẩm cung cấp chất bột đường, tương đương với một số loại rau củ quả ít ngọt. Vì vậy, đậu nành là thực phẩm rất tốt cho người bệnh đái tháo đường – bệnh liên đới trực tiếp tới thừa cân, béo phì.
Chất xơ từ rau củ quả
Việc ăn đủ 300g rau mỗi ngày (tương đương 1 chén rau đầy không tính nước mỗi bữa ăn) và 200g trái cây sẽ là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho cơ thể, phòng chống táo bón, tăng cholesterol máu, giúp no mà không làm tăng cân thêm.
Hầu hết những người có tình trạng thừa cân, béo phì hoặc Skinny Fat đều có chế độ dinh dưỡng thiên về đa lượng (nhiều bột đường, chất béo, đạm…) mà quên đi vai trò của vi lượng (vi chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và đặc biệt là dưỡng chất thực vật có trong rau củ quả đa sắc màu). Do đó, cơ thể bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nghiêm trọng trong suốt 1 thời gian dài.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.