Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ té ngã do các thuốc chống trầm cảm SSRI ở bệnh nhân sa sút tâm thần

Bệnh nhân lớn tuổi sa sút tâm thần dùng các loại thuốc chống trầm cảm SSRI có nguy cơ bị té ngã gây chấn thương nhiều hơn bệnh nhân sa sút tâm thần không dùng loại thuốc này.

Nguy cơ thứ 2 là liều phụ thuộc thuốc cao gấp 3 lần so với người không sử dụng SSRI. Đây là kết quả nghiên cứu của Bs Carolyn S.Sterke Trường ĐHYK Erasmus, Rotterdam Hà Lan công bố trên tạp chí Dược học lâm sàng Anh quốc (British Journal of Clinical Pharmacology) ngày 18 / 01 / 2012.
“Ngay cả với liều thấp, các thuốc chống trầm cảm SSRI cũng gây nguy cơ té ngã chấn thương, và cả khi dùng SSRI chung với các loại thuốc ngủ và thuốc an thần giải lo âu.”
Người cao tuổi dễ mắc nguy cơ té ngã
Gs.Ts Josepha A. Cheong Trường ĐHYK Florida, Gainesville, Florida ( Hoa Kỳ) nhận xét “bệnh nhân cao tuổi yếu đuối mong manh với nguy cơ này ” ( tương tự câu hát Việt: mẹ già như chuối chín cây). Nghiên cứu này nhắc nhỏ chúng ta rằng người cao tuổi sa sút tâm thần dễ bị nhiều biến chứng nguy hiểm như té ngã, và chắc chắn nhạy cảm với  nhiều loại thuốc. Hơn thế nữa người già có xu hướng điều trị nhiều bệnh và nhiều loại thuốc. Đây là tiềm năng gây bất cứ phản ứng có hại và các tác dụng phụ, bao gồm thuốc tác dụng an thần quá mức dẫn đến té ngã.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các loại thuốc dùng hàng ngày và số lần té ngã hàng ngày trong thời gian 2 năm từ tháng 1/2006 đến tháng 1/2008 ở 248 nhà dưỡng lão dành cho bệnh nhân lớn tuổi bị sa sút tâm thần với tuổi trung bình là 82.
Các tác giả tách biệt liều lượng các loại SSRI và các thuốc khác được cho là gây tăng nguy cơ té ngã như các thuốc chống loạn thần, các thuốc giải lo âu, thuốc ngủ và thuốc an thần, thuốc chữa tiểu đường, các thuốc nhỏ mắt chặn beta, các thuốc tim mạch thuốc giảm đau, thuốc chống run anticholinergics, thuốc chống dị ứng, thuốc chữa chóng mặt dùng theo chỉ định trong hồ sơ bệnh án.
Các thuốc chống trầm cảm SSRI được dùng nhiều nhất là Citaloprame, tiếp theo là Paroxetine, Sertraline, và Fluvoxamine. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng  như Amitriptyline và Nortriptyline cũng được sử dụng, ngoài ra còn có các loại thuốc chống trầm cảm khác như Trazodon và Mirtazapine.
Cần thiết một phương án trị liệu mới
Kết quả có 152 ( 61,5%) bệnh nhân té ngã 863 lần, trong đó 38 ( 15,4% ) bệnh nhân té ngã 01 lần; 114 ( 46,2% ) bệnh nhân té ngã nhiều lần. Gần 1/3 ( 220 bệnh nhân - 32,2%) té ngã co chấn thương . 10 bệnh nhân ( 1,5 %) té ngã bị vỡ xương chậu, 11bệnh nhân ( 1,6 %) bị gãy xương khác. 01 bệnh nhân tử vong do nguyên nhân té ngã. 198  ( 30,0% ) bệnh nhân té ngã bị hậu quả khác như vỡ xương bánh chè ( vỡ đầu gối ), bong gân, bầm tím, sưng nề.
Nguy cơ té ngã có chấn thương tăng theo tuổi ( HR 1.05, 95 % CI 1.01 – 1.09 ); đối với bệnh nhân dùng các thuốc chống loạn thần nguy cơ này là  HR 1.76, 95 % CI 1.18 – 2.63 . Nguy cơ té ngã chỉ gặp ở bệnh nhân dùng các thuốc chống trầm cảm SSRI, và nguy cơ này khi dùng kết hợp ( thuốc chống trầm cảm SSRI và thuốc chống loạn thần ) là HR 2.50, 95 % CI, 1.50 – 4.19
Nguy cơ té ngã chính là do liều thuốc phụ thuộc, bệnh nhân được dùng liều SSRI cao té ngã nhiều hơn . Dùng 1 / 4 liều hàng ngày nguy cơ té ngã tăng 31 %, dùng 1 /2 liều hàng ngày nguy cơ tăng 73 %, và dùng cả liều hang ngày nguy cơ tăng 198 % ( HR 2.98, 95 % CI, 1.94 – 4.57 ).
Các tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của nghiên cứu như tương tác thuốc do men cytochrome P450 và việc sử dụng các thuốc khác nhóm benzodiazepines, các thuốc hạ huyết áp, các thuốc chống loạn thần đồng thời với các thuốc chống trầm cảm SSRI.
Cẩn thận khi kê toa
Nhân viên y tế chăm sóc người cao tuổi sa sút tâm thần luôn lo lắng đến việc giảm nguy cơ té ngã và chúng ta nên xem xét mở rộng các chương trình điều trị mới nhằm giảm nguy cơ té ngã khi chỉ định cho người cao tuối dùng các thuốc chống trầm cảm SSRI. 
Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương đã được báo cáo trong các nghiên cứu khác như ngủ vật vờ, chóng mặt và các triệu chứng ngoại tháp. Hạ huyết áp tư thế đứng và ngất xỉu được xem như hiện tượng giải thích sự gia tăng nguy cơ té ngã ở người sử dụng các thuốc chống trầm cảm SSRI.
Các bác sĩ lâm sàng nên xem xét 2 lần trước khi kê toa dùng SSRI ngay cả với liều thấp. Lựa chọn nên là can thiệp không dùng thuốc đối với các triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi bị sa sút tâm thần bằng các liệu pháp tâm lý xã hội hay âm nhạc trị liệu.
Kết quả nghiên cứu này cũng chứng minh sự cần thiết chú trọng đến trầm cảm ở người cao tuổi sống trong cơ sở dưỡng lão, giúp bệnh nhân các hoạt động vui vẻ và ít lo lắng. Các tác giả cũng đặt vấn đề này do các thuốc điều trị khác, nhưng làm sao có thể biết té ngã do sử dụng các thuốc chống trầm cảm hay do các thuốc điều trị khác ? Chúng ta đều biết các thuốc SSRI có thể ức chế hoặc làm giảm chuyển hóa của các thuốc khác dùng đồng thời, ngay cả với liều lượng thấp. Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng trên từ các thuốc SSRI. Kết quả nghiên cứu này có giá trị hơn nếu so sánh với kết quả ở những bệnh nhân đã dùng cùng một loại thuốc đó từ trước. 
Trầm cảm là một yếu tố, một vấn đề quan trọng ở người cao tuổi sa sút tâm thần và thật không đúng khi ngừng sử dụng các thuốc chống trầm cảm SSRI cho họ. Còn nhiều lý do hơn nữa để các bác sĩ lâm sàng theo dõi cẩn thận tác động của các thuốc điều trị khác khi dùng đồng thời với các loại thuốc chống trầm cảm SSRI.
Trong thực tế điều trị ngoại trú, nhiều bệnh nhân lớn tuổi bị suy giảm nhận thức nhẹ ( MCI: Mild Cognitive Impairment ) thường diễn ra sớm và có thể dẫn tới sa sút tâm thần hoặc không. Và vấn đề ở đây là những người cao tuổi thường ngủ ít, khó ngủ, chậm chạp,  giảm hoạt động “an phận thủ thường”, khả năng tập trung chú ý giảm, suy nghĩ trả lời đúng nhưng hơi chậm… được các bác sĩ chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần nên dùng nhiều loại thuốc trong đó có các thuốc chống trầm cảm SSRI.
Trong số này, một số bệnh nhân đến khám đã bị té ngã, gãy cổ xương đùi, vỡ xương chậu, bầm tím, là không thể tránh khỏi. Việc xác định loại thuốc nào gây té ngã còn bỏ ngỏ vì đa số bệnh nhân “được” các bác sĩ cho dùng trung bình 5- 6 loại thuốc, hoặc  do điều trị đồng thời các bệnh lý khác (cá biệt có bệnh nhân dùng 11 loại thuốc ? ! ). Nên tránh việc tự ý dùng thuốc chuyên khoa tâm thần dù thời gian trước đã dùng mà chưa thấy tai biến gì. 
Bs Phạm Văn Trụ - Theo BVTT
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm