Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chặn biến chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh thấp khớp mạn, tự miễn, là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp.

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh thấp khớp mạn, tự miễn, là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện. Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm 0,5%-3% dân số ở người lớn. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi ngoài 30, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại một số biến chứng.

Biểu hiện thế nào?

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp chưa được khẳng định một cách chắc chắn nhưng nhiều giả thuyết cho rằng có thể là bệnh tự miễn và di truyền (mẹ truyền cho con gái).

Biểu hiện thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp là đau khớp. Có khoảng 15% đột ngột với các triệu chứng viêm cấp; đa số là viêm một khớp (một trong các khớp bàn tay - cổ tay, bàn tay- ngón tay, khớp gối, cổ chân - bàn chân,  ngón chân và 85% bắt đầu từ từ và tăng dần. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát gây viêm và đau thêm nhiều khớp (khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp háng, đốt sống cổ, thái dương hàm, ức đòn).

Tính chất sưng, đau khớp có xu hướng lan ra 2 bên. Thông thường có ít nhất 3 khớp trong số các khớp này bị sưng và đau. Đặc trưng nhất là các khớp sưng, đau đối xứng nhau. Đau khớp nhiều vào ban đêm, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa mưa nhiều, thời tiết lạnh, rét. Bên cạnh đó triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Ngoài đau khớp, có thể có sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy, rối loạn thần kinh thực vật.

Để chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp nên xét nghiệm tốc độ máu lắng và tỷ lệ CRP (tăng cao), đặc biệt là có (dương tính) yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor) và chụp Xquang khớp đau (thấy có hình ảnh biến đổi xương như mất vôi, hình dải hoặc xói mòn hoặc khuyết xương hoặc hẹp khe khớp hoặc dinh khớp).

Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động (khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay...), gây teo cơ (bắp chân, bàn tay...) và tệ hại nhất là có thể bị tàn phế (khoảng từ 10 - 15%).

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bệnh và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Nguyên tắc điều trị là dùng thuốc giảm đau, chống viêm và  nên có sự kết hợp điều trị lý liệu pháp, phục hồi chức năng (nếu đã có biến chứng). Người bệnh không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp hoặc khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài có khi hàng chục năm, đòi hỏi điều trị phải kiên trì, liên tục. Hàng tháng nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình thuận lợi hơn.

Phòng bệnh thế nào?

Cần ăn, uống đủ chất, có chế độ sinh hoạt hợp lý và vận động khớp đều dặn nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Vì vậy, mỗi buổi sáng lúc mới ngủ dậy nên xoa bóp cơ khớp, tốt nhất là xoa thêm một số dầu làm nóng da, giãn mạch để máu lưu thông tốt đến các cơ, xương, khớp, dây chằng. Thời gian xoa bóp tốt nhất từ 10 - 15 phút.

BS. Việt Anh - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm